Thứ Bảy

GMO & GMF lý giải về sinh vật và thực phẩm biến đổi gen đang gây tranh cãi trở lại

1. GMO là gì? Bạn đã từng nghe, tìm hiểu và nghĩ về nó hay chưa?

GMO & GMF là sinh vật và thực phẩm được tạo ra từ công nghệ biến đổi gene. (''GMO: “genetically modified organisms,” are plants or animals created through the gene splicing techniques of biotechnology (also called genetic engineering, or GE. GMF = genetically modified foods). This experimental technology merges DNA from different species, creating unstable combinations of plant, animal, bacterial and viral genes that cannot occur in nature or in traditional crossbreeding.''

Thuật ngữ thực phẩm biến đổi gen ban đầu dùng để chỉ những loại cây trồng dành cho con người hoặc gia súc được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để cho những phẩm chất mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay tăng hàm lượng dưỡng chất. Việc nâng cao chất lượng giống cây trồng thường được thực hiện nhờ phương pháp nhân giống, song phương pháp này tốn nhiều thời gian lại cho kết quả không chính xác. Ngược lại, kỹ thuật biến đổi gien có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn, tốn ít thời gian và có độ chính xác cao.

GMO & GMF lý giải về sinh vật và thực phẩm biến đổi gen đang gây tranh cãi
Trong kỹ thuật biến đổi này, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen. Nếu thêm gen vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gen từ loài khác. Để làm được việc đó người ta có thể gắn gen ngoại lai vào một virus rồi đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa DNA ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể chuyển gene vào tế bào và giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMC

Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm biến đổi gen mang tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm cho nên Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu, những vụ mùa tồn tại ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt.

Thực phẩm biến đổi gen thông dụng hiện nay là cây trồng biến đổi gen là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene. Cây trồng biến đổi gene đã phát triển nhiều năm trên thế giới và việc sử dụng đang theo xu hướng gia tăng, trong đó có hai cường quốc nông nghiệp châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. (nguồn)

2. Sử dụng giống cây trồng biến đổi gen trên thế giới

Về việc sử dụng giống cây trồng BĐG trên thế giới hiện nay có hai loại ý kiến khác nhau. Một bên, ủng hộ giống cây trồng BĐG vì nhận thấy đây là tiến bộ khoa học hiện đại giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp tạo chọn giống cây trồng truyền thống không đáp ứng được. Ngược lại, bên phản đối cho rằng cây trồng BĐG có nguy cơ đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe con người, động vật và đa dạng sinh học. Sự tranh luận về cây trồng BĐG nói riêng hay sinh vật BĐG nói chung đã tồn tại nhiều năm trên thế giới và còn kéo dài, và cũng chưa thể biết khi nào chấm dứt, hầu như ở nước nào cũng có ý kiến khác nhau: ủng hộ và phản đối.
Ngô biến đổi gien GMO
Các tổ chức và quốc gia ủng hộ giống cây trồng BĐG theo nguyên tắc tuân thủ luật an toàn sinh học của mỗi quốc gia đối với sinh vật BĐG cũng như các định ước quốc tế có liên quan đến sinh vật BĐG như CODEX (Codex Alimentarius Commission), Cartagena Protocol về An toàn sinh học để đảm bảo việc sử dụng giống cây trồng BĐG an toàn. Việc xét chấp thuận một giống cây trồng BĐG cụ thể có được trồng trong sản xuất hay không căn cứ vào kết quả đánh giá tính toán đối với môi trường, sức khỏe con người và động vật của giống đó, tức là xem xét từng giống BĐG một (case-by-case).
Trên thực tế cho đến năm 2010, tức 15 năm sau khi giống cây trồng BĐG được trồng đầu tiên trên thế giới có 29 nước đã trồng cây BĐG trên đồng ruộng, trong đó có 8 nước thuộc EU là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tiệp Khắc, Ba Lan, Rumani, Đức và Slovakia. Tổng diện tích cây trồng BĐG trên thế giới năm 2010 là 148 triệu ha, trong đó ba cây trồng BĐG chiếm diện tích lớn nhất là đậu tương (73,3 triệu ha), ngô (46,8 triệu ha), bông vải (21 triệu ha). Ở châu Á có 4 nước đã trồng giống cây BĐG là Ấn Độ (9,4 triệu ha), Trung Quốc (3,5 triệu ha), Philípin (540.000 ha) và Myanma (270.000 ha). Ngoài các nước trồng và sử dụng giống cây trồng BĐG, còn có 30 nước khác cho phép sử dụng nhập khẩu sản phẩm của giống cây trồng BĐG làm thực phẩm và (hoặc) thức ăn chăn nuôi. Như vậy, tổng số trên thế giới đã có 59 nước chấp thuận sử dụng sản phẩm cây trồng BĐG.

Đối với thực phẩm BĐG đưa vào thị trường hiện nay trên thế giới có 2 hướng xử lý khác nhau. Hướng buộc phải dán nhãn khi hàm lượng thành phần BĐG trên ngưỡng nhất định như Úc trên 1%, Nhật Bản trên 5%, Indonesia trên 5%, Ả Rập xê-út trên 1%, Hàn Quốc trên 3%, Đài Loan trên 5%, Thái Lan trên 5%, Châu Âu trên 0,9%, Brazil trên 1%, Việt Nam quy định dán nhãn nhưng chưa xác định cụ thể ngưỡng (điều 44 của Luật An toàn thực phẩm). Hướng chấp thuận không phải dán nhãn gồm Mỹ, Canada, Philípin, Nam Phi, Ác-hen-tina. (nguồn)

Hiện nay tại châu Âu có 8% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để canh tác cây trồng sinh  học (GMO), nhưng có tới 80% đậu tương GMO nhập khẩu để làm thức ăn gia súc. (nguồn)

3. Tác động của thực phẩm GMO, GMO có an toàn hay không?

Hiện nay có hai phe: phe ủng hộ cho những sản phẩm GMO (bao gồm cả thực phẩm cho con người) và bên kia là phe phản đối vì e ngại nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như phá vỡ tính đa dạng sinh học trong tự nhiên. Điều đáng nói là chỉ có Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia ở Châu Phi ủng hộ cho GMO trong khi hơn 50 quốc gia khác bao gồm các EU, Nhật, Australia, Brazil... phản đối hoặc rất cẩn trọng khi cấp phép cho gieo trồng, nuôi và sử dụng sản phẩm GMO. Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm biến đổi gene từ bên ngoài (có nghĩa ho tự lai tạo).

“Các vấn đề khoa học trong cây trồng biến đổi gen sẽ không thể được giải quyết với những phỏng đoán vô căn cứ”, Bruce Blumberg, một chuyên gia nội tiết học thuộc Đại học California, Irvine, thành viên của hội đồng thẩm định nghiên cứu cho biết.

“Các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà sản xuất chủ yếu là các nghiên cứu khẳng định GMO là an toàn. Những nghiên cứu này mang theo xung đột lợi ích cố hữu”.

Monsato, công ty đi đầu trong việc phát triển cây trồng biến đổi gen có rất nhiều nghiên cứu nhấn mạnh sự an toàn của các sản phẩm của mình. Nhiều nhà khoa học thuộc các trường đại học Mỹ cũng khẳng định GMO là an toàn.

Karen Batra, đại diện của Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học nói rằng, “chỉ có một số ít các nghiên cứu” đề cập đến vấn đề sức khỏe hoặc an toàn và tất cả chúng đều đã bị “hạ bệ”.

Mặc dù cuộc tranh luận về cây trồng biến đổi gen vẫn đang diễn ra quyết liệt. Một số nhà phê phán cây trồng sinh học lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm GMO. Trong khi đó, một số khác lại lo ngại về tác động tiêu cực của các giống cây trồng này đối với môi trường (nguồn).

Theo tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), diện tích cây trồng biến đổi gien tăng hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 lên trên 175 triệu ha vào năm 2013. Đây là công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp.

Hiện nay, có 27 nước trồng cây trồng biến đổi gien, 63 nước cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; 354 sự kiện biến đổi gien đã được thương mại hoá, trên 20 loại cây trồng biến đổi gien đã được cấp phép canh tác ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có ba loại cây trồng chính là đậu tương, ngô và bông.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ cây trồng biến đổi gien gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học.

Quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng và sản phẩm biến đổi gien luôn được các nước quan tâm đặc biệt và chỉ các cây trồng biến đổi gien, sản phẩm của cây trồng biến đổi gien đảm bảo an toàn đối với môi trường và sức khỏe người, động vật mới được cấp phép trồng hoặc sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (nguồn).

Tổng kết:

Sau khi đọc song các phân tích bên trên có lẽ các bạn đã có lập trường cho riêng mình, vì thực sự 2 phe này khá tương quan, khó đánh giá. Mỹ là cường quốc về khoa học kỹ thuật thì 100% không phân biệt GMO, đến nay Mỹ đã áp dụng GMO hơn 20 năm và người dân Mỹ vẫn rất thông minh, vẫn phát triển, vẫn là cường quốc số 1 thế giới, và vẫn có rất rất nhiều người mong muốn đến Mỹ sinh sống làm việc. Còn ở góc độ khác như Nhật Bản, EU thì họ gần như không nhập khẩu các sản phẩm GMO từ nước ngoài mà họ sử dụng GMO do họ chế tạo, nghiên cứu ra. Và Việt nam cũng đang đầu tư nghiên cứu rất chặt chẽ vấn đề GMO này để chủ động không phụ thuộc vào các cơ quan NCSH nước ngoài vv...

Dù tốt hay không tốt thì có thể là do quan điểm của từng người, nhưng không thể phủ nhận giá trị kinh tế và dinh dưỡng mà nó đem lại trong suốt 20 năm qua trên thế giới và theo ISAAA GMO là công nghệ được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử nông nghiệp.

Nguồn: Vnexpress, Vietnmanet, Bộ NN&PTNN, Monsato vv...