Thứ Năm

Gửi các em thí sinh, không đỗ thì kệ cụ nó, coi như... trúng quả đi.

Đến giờ mới biết, nay là ngày thi của các em. Từ lâu lắm rồi, anh ko quan tâm đến chuyện thi cử, đại học, thậm chí là tiến sĩ nữa. Cái bằng đại học Trung bình khá của anh, cũng vứt đâu mất tiêu rồi.

Nay là ngày thi, chỉ mong các em mang tâm lý vui vẻ, chứ không sút đến 10kg như anh ngày xưa. Đỗ thì tốt, không đỗ thì kệ cụ nó, coi như... trúng quả đi.

Bởi vì, các em có biết không, hiện nước ta có đến 200 ngàn cử nhân, tiến sĩ thất nghiệp. Nhiều bạn phải giấu bằng đi, để xin làm công nhân trong các xưởng may. Vừa để đỡ nhục, vừa để... trúng tuyển. Lắm cử nhân còn giấu bằng cấp đi làm giúp việc gia đình.

Gửi các em thí sinh, không đỗ thì kệ nó, coi như... trúng quả đi.
Cỡ 200 ngàn thí sinh, phải xin tiền bố mẹ, vay mượn khắp nơi, bỏ ra 100 triệu, đến vài tỷ đồng, để có một công việc, với cái mác cán bộ nhà nước, lĩnh lương vài triệu một tháng. Sau đó, là cả đời cày cuốc, tìm cách tham ô tham nhũng, đục khoét để kiếm chác trả nợ, rồi còn đầu tư để chạy chọt tiếp. Cứ thế, cả đời sống luồn cúi, như thằng ăn cắp. Rất hèn nhưng tưởng mình sang. Không vơ đũa cả nắm nhé, nhưng là con số không nhỏ.

Quay lại câu chuyện gia đình anh. Nhìn ngang ngó lại, thấy rất nhiều bằng đại học, trong đó có thằng nhà báo quèn, mài óc kiếm ăn như anh, toàn là đi làm thuê làm mướn, làm cán bộ, làm công chức, thậm chí có cậu em vừa bán tất, vừa bán quần lót cho một hãng thời trang. Ngày trên ghế giảng đường, nó mơ là giáo sư triết học. May mà sau mười mấy năm bị cuộc đời vả cho hết trận này đến trận khác, thằng "giáo sư triết học" mới nhận ra, đi bán quần lót ok hơn, mới mua đc nhà ở HN. Em nào muốn mua dc nhà HN trong lúc bạn bè còn mài đít trên giảng đường thì để anh giới thiệu gặp nó.
Ông chú anh (gọi là chú, nhưng hơn có vài tuổi), học hết phổ thông, đi bộ đội Trường Sa, giải ngũ về làm bảo vệ. Giỏi nghề, thì lập cty riêng. Đùng một phát có mấy ngàn nhân viên, mỗi tháng bỏ túi một vài tỷ bạc. Giờ mua cả đống nhà cửa. Tiền tiêu chả biết bao giờ mới hết.

Ông đưa cả họ, một lô một lốc con cháu vào làm. Học cao nhất là lớp 12. Có ông còn đi chở gas. Sau thằng nào cũng tách ra lập cty riêng, giờ toàn thành giám đốc, quản lý mấy công ty liền, tháng bỏ túi dăm trăm đến tỷ bạc. Nhà cửa khắp nơi, xe cộ thay như thay áo. Đấy là lý do mấy lần, anh chém gió, hễ thằng nào trên FB dọa làm thịt anh, thì lập tức có 100 vệ sĩ đi theo anh, chả khác đếch gì yếu nhân.

Giờ ngồi nhậu với nhau, mấy ông chú, ông anh, thằng em, móc túi ra khoe bằng đại học hẳn hoi, thằng nào cũng có. Hóa ra, bỏ trăm triệu ra mua luôn cái bằng đại học, rồi treo cho oách, cần đếch gì học. Chỉn chu thì cho một thằng bảo vệ đi học thay. Bỏ ra mấy trăm triệu, tỷ bạc, cho vợ làm công chức tại thủ đô cho bằng bạn bằng bè.

Thằng em của anh, đang học đại học kinh tế, được 2 năm chán bỏ mẹ, đếch học nữa. Nó lập mấy cty, buôn cái nọ, bán cái kia. Thậm chí các sếp lớn, lãnh đạo tập đoàn, yếu nhân tay chân khúm núm khi gặp và kính cẩn gọi bằng “thầy” vì nó là bậc thầy phong thuỷ. Nó vứt cái xe mấy tỷ bạc cho anh đi cua gái.

Anh biết một thằng nhóc, mà giờ anh đang phải nhờ nó. Học xong cấp 3, nó nghỉ học luôn, dù nó thừa sức thi đỗ đại học. Nó chỉ lập FB rồi bán, chạy PR thuê. Nó giờ 20 tuổi, quản lý một đống sinh viên ra trường làm thuê cho nó.

Nhìn sang mấy thằng bạn cùng quê, kéo một lũ đi đào than ở Quảng Ninh. Gặp lại nó, tưởng nó đào hầm bốc than đời chuột chũi, hóa ra, chúng nó cưỡi Phan tôm rồng đến đón mình đi ăn nhậu. Lãnh đạo trình độ tiến sĩ quản lý ngành than lỗ ngàn tỷ, nó chỉ có mấy cái giếng than mà về quê xây nhà thờ 50 tỷ toàn gỗ lim.

Mấy thằng em, thằng bạn anh, trước thấy đi sửa máy tính thuê, giờ đều làm ông chủ quản lý cả đống cử nhân, kỹ sư mắt cận lòi, cắm mặt suốt ngày sửa chữa, cài đặt cho cty nó, lĩnh lương vài triệu.

Nhìn lại mình, vẫn là thằng nhà báo quèn, xung quanh mình, toàn cử nhân lớn, học hành đến kinh hồn bạt vía, mà vẫn chỉ là thằng nhân viên, công chức làm thuê, lương ba cọc ba đồng. Cái bọn “ít học” kia, chúng nó xông ra biển lớn, tha hồ vợt tiền của thiên hạ. Còn mấy ông công chức bạn anh, thì ủ mưu thủ đoạn đến bạc tóc để ăn, xơi, tranh giành ít tiền dự án, cái bánh mì nhà nước bố thí cho. Đồng nghiệp tranh nhau miếng ăn nuôi vợ nuôi con rõ hèn, nhưng lại cứ tưởng mình sang.

Đúc rút lại kinh nghiệm này, anh khuyên các em hãy ngẩng cao đầu, cười vui vẻ, và thấy mình thật may mắn khi không đỗ đại học. Các em đừng nghe lời xúi dại, mài đũng quần thêm năm nữa để phục thù, để rồi mất thêm 4-5 nữa cuộc đời thanh xuân cho cái giảng đường nhảm nhí nhất mọi thời đại. Để rồi bộ não nhận được là mấy thứ lý luận Mác-Lê khiến đầu óc các em trở nên bất bình thường, rồi thì lơ ngơ như con gà công nghiệp, lại mất thêm mấy năm mới nhận ra cuộc sống chả phải như trên giảng đường. Toi mất cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ.

Trường học mà anh nhận thấy quan trọng nhất là trường đời. Còn các lý thuyết có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống và thực tiễn, nó có đầy trên google. Google là trường học lý thuyết đầy đủ nhất, đa dạng nhất, ứng dụng dễ nhất. Tìm hiểu lĩnh vực gì cũng có.

Các em hãy đi làm mọi việc, kể cả lái xe, hàn xì, nấu ăn, dưỡng dẫn viên du lịch, bảo vệ, xe ôm, sửa ô tô xe máy... nhưng nhất định phải giỏi thành thạo máy tính, phải biết gõ văn bản, biết dùng exel, sử dụng mạng thuần thục. Học thêm tiếng Anh là điều vô cùng quan trọng.

Em nào có máu bán hàng, thì xin chúc mừng. Hãy bán đi. Có gì bán nấy, bán tất cả mọi thứ trừ cái “vốn tự có”. Ngoài việc ra đường bán hàng, nên học các khóa bán hàng online để đi tắt đón đầu. Bán hàng là một nghệ thuật và những bài học rút ra cộng với trí thông minh thiên bẩm sẽ biến các em thành một doanh nhân cực kỳ nhanh chóng. Anh biết mấy trường hợp, sinh năm 1993-1994, chả học đại học nào, nhưng doanh thu mỗi năm ngàn tỷ, chỉ là bán hàng qua mạng mà thôi.

Các em hãy lưu lại bài viết này, mấy năm sau giở ra đọc, xem anh nói có chuẩn không nhé?

Ps: Bài này của nhà báo Phạm Ngọc Dương, thấy hay mình share lại cho các bạn đọc.