Thứ Hai

Vùng đất của những thiên tài hay câu trả lời cho IZRAEL

Dân tộc Do Thái là một dân tộc vô cùng đặc biệt, với lịch sử lâu đời đến chục ngàn năm nay, với những con người hay được gắn cho rất nhiều năng lực khác thường cũng như rất nhiều định kiến, nghi kỵ và nhiều điều khó hiểu. Bài viết ngắn sau đây không đặt mục tiêu tìm hiểu kỹ lưỡng về họ, mà chỉ là một góc nhìn vào lịch sử của sắc dân này trong thế kỷ 20.

Do Thái là một dân tộc vĩ đại, nhưng cũng là dân tộc bị đàn áp bậc nhất trong lịch sử. Muốn hiểu họ dù chỉ một phần bắt buộc ta phải biết thế nào là Zionism, Izrael, Jerusalem...

Vùng đất của những thiên tài hay câu trả lời cho IZRAEL
Izrael là tên gọi chung của “tất cả mọi người dân Do Thái”, và cũng có nghĩa là “vùng đất của mọi người dân Do Thái”. Tên gọi đó không phải là địa danh lịch sử để lại, mà là tên gọi được ghi nhận trong Kinh Thánh Hebrew của Do Thái giáo (từ tên Thánh Jacob - tổ phụ của họ, người đã chiến đấu với chính Chúa Trời!). Jerusalem là thủ đô của vùng đất này thì tất nhiên cũng là thủ đô của mọi người Do Thái – đây là một trong những thành phố cổ kính nhất thế giới, nơi lịch sử đan xen hơn bất cứ đâu – đây là thánh địa của người Do Thái, người Kitô giáo và người Hồi giáo!!! Sở dĩ như vậy vì năm 70 trước Công nguyên Đế quốc La Mã đa chiếm được và phá tan hoang Jerusalem rồi xây nên đền thờ Thần Mặt Trời tại đây. Nơi đây bốn bề là đồng bằng, chỉ có một ngọn núi mọc lên tuy không cao lắm – núi Zion (765m trên mực nước biển) – được coi là núi thiêng của “vùng đất Izrael” (“Land of Izrael” - khái niệm trong Kinh Thánh, về lãnh thổ thì khác một chút so với quốc gia Izrael như ta biết ngày nay) và đó tất nhiên là núi thiêng của mọi người dân Do Thái. Palestina có nghĩa là “xâm lấn”, gọi cách khác là Eretz-Izrael - lại là tên của vùng đất mà ngày này nó trở thành quốc gia Izrael... Khá lộn xộn phải không các bạn? Chính vì lộn xộn như thế mới có cuộc chiến Izrael-Palestin dai dẳng cho đến ngày nay. Xung đột này có nguyên nhân quan trọng nhất đó là zionism...Zionism - như dễ đoán được ra – bắt nguồn từ tên gọi ngọn núi thiêng Zion của mọi người dân Do Thái. Đó là một phong trào chính trị, khi mà mọi hoạt động của người dân Do Thái hướng về việc hồi phục lại quốc gia của mình ngay tại “đất của Izrael” bất kể họ ở đâu, và phong trào này đã kéo dài không chỉ một thế kỷ. Hãy nhớ bài hát bất hủ “Dòng sông Babylon” của BoneyM: người Do Thái ngồi bên dòng sông Babylon và tưởng nhớ về Zion... Tổ quốc đối với người Do Thái đó là: Zion, Jerusalem, đất Izrael!

Theodor Herzl (người Hung gốc Do Thái) được coi là sáng lập ra phong trào chính trị Zionism, khi vào năm 1896 lập ra Hiệp hội Do Thái thế giới, còn quyển sách về “quốc gia Do Tháí” của ông chỉ ra nhu cầu bắt buộc để tránh cho người Do Thái bắt đầu bị kỳ thị ở châu Âu không phải bằng cách di tản từ nước nọ sang nước kia, mà bằng cách lập hẳn một quốc gia riêng! Từ cuối thế kỷ 19 người gốc Do Thái từ nhiều nước bắt đầu lục tục kéo về Palestin, đa số là từ châu Âu, làm các sắc dân Ả Rập rất bất bình vì mất đất. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một tác nhân tốt thúc đẩy quá trình này...

Ở nước Nga Sa hoàng thì Do Thái cũng là một dân tộc thiểu số luôn bị đè nén, áp bức. Cách mạng tháng Hai (2/1917) tuy cho họ quyền bình đẳng nhưng nội chiến nổ ra họ lại chịu khủng bố hơn ai hết. Vào thời Xô viết khi chính sách “kinh tế mới” được Lenin và các cộng sự tiến hành thì Do Thái là những người bị ảnh hưởng đầu tiên khi chả còn “cửa” mà kinh doanh, hoạt động tài chính hay đơn giản là làm kinh tế nữa. Không những thế họ còn phải lao động bắt buộc, và để trả lời cho zionism quốc tế thì đảng cộng sản Liên Xô từ 1924 đưa ra chính sách tập trung dân Do Thái lại và di dân đi tới cũng một vùng đất riêng biệt, nhưng về hướng thì trái ngược hẳn lại với “Land of Izrael” mà đó là vùng Amur xa xôi ở Viễn Đông, gần Trung Quốc và cách xa Izrael cả chục nghìn km. EAO hình thành như thế, từ những năm 1930 do những chỉ đạo của Stalin và Kalinin.

EAO- Vùng tự trị Do Thái, sau này được gọi là Nước cộng hóa tự trị Do Thái – là một chủ thể khá đặc biệt trong thành phần của CCCP. Ngừoi Do Thái bị dồn tới đây từ nhiều nước cộng hòa (nhưng dần dần cũng tìm cách trốn đi nên ngay cả ở đây họ vẫn luôn là thiểu số) với thủ đô là Biro-Bidjan mà nhiều người có lẽ chỉ có thể hình dung ra nếu nói rằng nó nằm rất gần Khabarovsk.

Cũng thời gian đó ở Đức và không chỉ ở Đức chủ nghĩa phát xít của Hitler đã đe dọa mạng sống của hàng chục triệu người Do Thái, và hàng triệu người Do Thái đã phải rời nơi sinh sống, trong đó không ít người Do Thái tìm cách trở về Palestina. Palestina trước do nước Anh quản lý nhưng sau thế chiến 1945 xung đột giữa các sắc dân phức tạp quá đến mức LHQ (mới thành lập lại 1947) ra nghị quyết chia đôi vùng đát Palestina ra làm hai quốc gia: của người Do Thái và của người Ả Rập. 14/5/1948 – một ngày trước khi quyền hạn của nước Anh tại Palestina chấm dứt – nước của người Do Thái được thành lập, nó tất nhiên được mang tên Izrael. “Niềm vui ngắn chẳng tày gang”, ngay ngày hôm sau liên quân của năm nước Ả Rập lập tức tấn công quốc gia mới này, nó mới chỉ có 800 nghìn dân! Và có thể nói xung đột đó kéo dài dai dẳng cho tới tận ngày nay...

12/1949 thỉ đô của Izrael được chuyển từ Tel-Aviv về Jerusalem – người dân Do Thái kiên định thực hiện bằng được giấc mơ ngàn năm của mình. 70 năm sau nhìn lại, bây giờ Izrael phải nói là đã chuyển biến vô cùng kinh ngạc, trờ thành một cường quốc với gần 9 triệu dân và một quân đội hùng mạnh nhất vùng, còn các thành tựu về kinh tế, xã hội, khoa học không cần liệt kê ra đây. Cùng có số phận rất liên quan nhưng những người dân Palestin có lẽ không được may mắn như vậy...

Còn nước cộng hòa tự trị Do Thái (hay Vùng tự trị Do Thái) ở CCCP thì sao? Bắt đầu trước 14 năm với những người con Do Thái tài năng không thể coi là kém hơn, không có chiến tranh dai dẳng hay thiên tai địch họa gì lớn tuy vậy EAO không có bất cứ một thành tựu vĩ đại nào tầm cỡ quốc tế cả. Người Do Thái ở đây càng ngày càng ít đi, nhất là sau khi Liên Xô tan rã và khá nhiều người gốc Do Thái có điều kiện chính thức rời Nga để ra đi (và chủ yếu đích đến là Izrael!). Ngày nay ở EAO người chính gốc Do Thái chỉ còn vài nghìn...

Tôi đã có dịp qua lại vùng này vào những năm 2005-2007. Một thành phố Biro-Bidjan sạch tinh tươm, sạch hơn so với tất cả mọi thành phố khác của nước Nga rộng lớn. Những căn nhà nhỏ xinh một tầng có vườn, những dãy nhà chung cư hai ba tầng, những con phố vắng vẻ người và xe, rất nhiều cây xanh. Những con người rất lịch thiệp, thông minh, cởi mở và... nghèo! Không một doanh nghiệp nào ở địa phương khác muốn làm ăn với dân Biro-Bidjan (vì lý do cứ nghĩ rằng họ quá khôn ranh!). Muốn làm giàu họ chỉ có cách là ra đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn, nơi họ sinh ra nhưng chỉ là quê hương trên giấy tờ, mệnh lệnh... Amur không phải là mảnh đất của những tài năng như họ. Có mấy chục người gốc Nga từ Izrael đã quay về Biro-Bidjan để tránh chiến tranh, nhưng rồi họ lại thất vọng ra đi. Câu trả lời của Liên Xô cho zionism, cho Izrael đã sai ngay từ ban đầu, khi Stalin và Kalinin cách đây 90 năm đã ký sắc lệnh di dời bắt buộc dân Do Thái đi Viễn Đông, bởi vì theo Kinh Thánh Hebrew họ trước hay sau gì cũng phải đi về Cận Đông, về với miền đất hứa Izrael, thánh địa Jerusalem, nơi có ngọn núi thiêng Zion...

Source: Nam Nguyen