Thứ Sáu

Biểu tình góc nhìn từ người ngoài cuộc, hại nhiều hơn lợi

I. Các cuộc biểu tình kém an toàn:

Hôm 23/7, ít nhất 61 người đã thiệt mạng và 207 người bị thương khi một nổ lớn xảy ra giữa cuộc biểu tình ở thủ đô Kabul.Ngày 17.1, một vụ nổ bom nổ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan đã khiến ít nhất 22 người biểu tình bị thương.

Ngày nay cách chế tạo các thiết bị nổ tự tạo được phổ biến tràn lan trên mạng, chỉ với các hóa chất bạn đã có thể chế tạo một quả bom thực sự có thể giết người. Việc phát hiện ra chúng là cực kì khó khăn nhất là khi chúng được giấu trong những vật dụng hàng ngày, lon nước ngọt, hôm sữa hay xô nước đá. Đa phần thương vong của binh sĩ Mỹ ở Afghanistan và Iraq đều là do bom tự chế gây ra.

Một số thành phần xấu tội phạm khủng bố cũng có thể trà trộn vào những người biểu tình, chỉ cần họ nổ súng bừa bãi vào cảnh sát, họ sẽ không thể nào phân biệt nổi dân lành và khủng bố. Cho dù biểu tình vì mục đích tốt, có ai cấp thẻ thành viên cho người biểu tình không? Làm sao họ kiểm soát nổi một số lượng người lớn như thế.
Biểu tình ở Ukraine khiến đất nước trể nên tang hoang, và các thế lực thù địch lợi dụng trống phá đất nước
Trách nhiệm chính và cao nhất của một chính phủ là phải bảo vệ được người dân. Còn đất nước an toàn thì người dân còn yên ổn, tan hoang hỗn loạn thì đương nhiên sẽ không ai đầu tư vào cái xứ bất ổn cả, đó là sự thật. Nếu bạn đầu tư vào Lybia, Syria, Afghnistan, Iraq, Ukraine... Trừ khi bạn quá béo thuê lính đánh thuê bảo vệ, còn không thì người nhà phải gọi xe cứu thương gấp.

II. Biểu tình dễ biến thành bạo loạn:

Năm 2013, đất nước Ukraine tang hoang rơi vào nội chiến vì cuộc biểu tình biến thành bạo loạn. Một số người cả dân thường và cảnh sát đều bị bắn trong cuộc biểu tình, sau này mới biết đó là các tay bắn tỉa người Balan núp trên những tòa nhà bắn vào cả 2 phe. Phía biểu tình nghĩ rằng là cảnh sát bắn họ và chính phủ thì nghĩ ngược lại. Và chính phủ hợp pháp thông qua bầu cử của Ukraine bị thất thủ. 24/3/2006 Khoảng 420 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình bạo động và đụng độ với lực lượng an ninh trên toàn nước Pháp 60 người đã bị thương trong các vụ bạo lực.

Ấn tượng trong các cuộc biểu tình là những cảnh các chiếc xe bị đốt cháy, các cửa hiệu bị đập phá. Các thành phần quá khích, sửu nhi thích quậy trà trộn vào người biểu tình, đập phá tài sản của người dân. Nhưng khi cảnh sát bắt họ thì được gộp chung vào nhóm biểu tình. Nếu các báo không có thiện cảm với chính quyền sẽ bắt đầu cắt xén” Cảnh sát bắt 420 người biểu tình”.

III. Người dân ít biết về sự thật.

Người dân theo các nhóm biểu tình nhưng thật ra chưa bao giờ hỏi hay điều tra cặn kẽ động cơ hay nguyên nhân của nó. Đòi người tổ chức biểu tình phải giải trình bằng chứng xác thực và xác minh thật kỹ lưỡng. Đa phần là đi theo một cách máy móc, vì chút tư thù, thành kiến, hay tiền bạc mà sẵn sàng đi theo người khác cầm bảng cầm cờ. Có hay chăng đang đặt mình và mọi người vào sự nguy hiểm và khó xử vô cùng.
Biểu tình dẫn đến thành phần quá khích đốt phá nhà mày ở Hà Tĩnh năm 2014
“Một nửa cái bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không còn là sự thật” .Đằng này bạn lại nghe người này truyền tai người kia, tam sao thất bản, khi gây ra chuyện ai sẽ là người làm chứng minh oan cho bạn.

IV. Biểu tình dễ bị nước ngoài lợi dụng

Năm 2011 Biểu tình xảy ra ở Lybia được kích động bởi phương Tây và một bộ phận người phản đối chính phủ. Ngay lập tức các nước Phương Tây tiến hành ném bom tàn phá và tiêu diệt chính phủ Lybia với lý do “bảo vệ thường dân”. Đất nước giàu có nhất Phi Châu rơi vào nội chiến cho đến nay, người dân được vinh hạnh đi tị nạn ở Châu Âu.

Chỉ cần có những vụ bạo động, các cường quốc sẽ lợi dụng tình hình và tiêu diệt nước khác, chiếm lấy nguồn tài nguyên cũng như vơ vét nhân lực. Đó là sự thật mà chúng ta phải thừa nhận.
Một số đối tượng chống phá nước khác chỉ cần có những hình ảnh về biểu tình để tiếp tục những lời tuyên truyền ma mị cho dân. Người dân ở nước đó đâu có biết tình hình thật sự ở bên kia đại dương dẫn đến những nhận thức lệch lạc và méo mó đến không tưởng.

V. Ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Biểu tình chẳng những làm cho tình hình an ninh tệ hơn mà con gây ách tắc giao thông, cảnh sát vừa phải canh biểu tình vừa phải đảm bảo an toàn, công việc thật quá sức người. Chưa nói đến việc vệ sinh đường phố và sinh hoạt càng trở trên trệ hại hơn, bằng chứng là chính phủ phải mang thêm nhà vệ sinh công cộng để phụ vụ họ nếu không muốn đường phố bốc mùi. Xin hỏi các bác tài phải dừng lại bị trễ bị phạt, nhân viên đi làm bị trừ lương, các cửa hiệu không buôn bán được, và các cửa hàng bị đốt phá... Những người đó đâu có tội gì mà vì lợi ích của một nhóm người lại làm khổ một nhóm người khác.

VI. Biểu tình chưa bao giờ là ý muốn toàn dân:

Sự thật là biểu tình là sự phô bày của một nhóm người nhằm mục đích lôi kéo những người khác theo ý muốn của mình. Nếu nó thực sự là ý muốn của toàn dân thì đã thành một cuộc cách mạng. Những người biểu tình hiện nay trong tâm họ nghĩ gì, họ đã nhận lợi gì và họ muốn như thế nào thì có trời mới biết. Như Ukraine biểu tình dựng liều mỗi em đều có lương với suy nghĩ rất ngây thơ rằng “ngồi chơi có tiền” và giờ họ từ một nước công nghiệp hiện đại từ thời liên xô thành nước nợ ngập đầu của Châu Âu. Nếu như ý muốn toàn dân thì có thể thông qua bầu cử và hiến pháp, tội tình gì phải tổ chức biểu tình cho khổ.

VII. Còn nhiều phương tiện khác thay cho biểu tình.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 khi mà người dân được kết nối với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng, và sự thật chẳng ai có thể chặn nổi tiếng nói của người dân. Còn rất nhiều công cụ khác văn minh và hiện đại để người dân chia sẽ ý kiến khác một cách an toàn và tiện lợi. Chia sẽ bằng mạng xã hội hay lấy chữ ký cũng là một hình thức văn minh của thế kỉ mới. Khi thấy người dân có nhiều ý kiến trái ngược thì chính phủ cũng không dám quyết định bừa bãi. Đã có rất nhiều luật tạm hoãn và không thi hành là do sự biểu đạt ý chí của người dân đó sao? Nếu bạn có lý thì lo gì dân không ủng hộ, trừ khi bạn chỉ được một nhóm người ủng hộ vì thỏa mãn lợi ích của họ.
Một người có tri thức thực sự luôn đặt sự an toàn của mọi người lên trên hết, chứ không phải dùng mạng sống của họ để thỏa mãn mưu cầu của mình. Lợi dụng tánh mạng con em nhà khác để đạt được đều mình muốn là vô đạo.

Giang Nguyễn