Thứ Hai

Nếu chẳng may bị rắn cắn, đừng hốt hoảng mà hãy làm theo cách này để cứu lấy tính mạng

Khi bị rắn độc cắn, đừng hoang mang mà cần làm ngay điều này để cứu lấy mạng sống.

Tai nạn rắn cắn thường bất ngờ khiến nạn nhân và gia đình lúng túng, nếu không biết các xử lý có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí nguy hại đến cả tính mạng…

Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà như sau.

Nếu chẳng may bị rắn cắn, đừng hốt hoảng mà hãy làm theo cách này để cứu lấy tính mạng
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Xác định loại rắn

Khi bị rắn cắn phải tìm mọi cách cố xác định xem đây là loại rắn có độc hay không có độc, cố gắng nhận biết hình dạng về loài rắn gì thì càng tốt, để có thể có những cách điều trị tốt hơn:

– Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

– Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

Khi đã xác định được loại rắn thì trong bất kì trường hợp rắn thường hay rắn độc thì nạn nhân cũng phải giữ được bình tĩnh, không được hoảng sợ, cử động chân tay đặc biệt vùng bị cắn. Vì khi hoạt động sẽ làm cho chất độc đi vào trong cơ thể và lây lân nhanh, rất nguy hiểm.
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và hướng xử trí

– Xác định vết cắn. Buộc garô trên vết cắn khoảng từ 3-5cm. Garô có thể dùng bằng các dây có bản to, không nên dùng dây bản nhỏ quá, như thế dễ làm tổn thương cho nơi garô. Vùng được garô nên thắt chặt vừa phải, không nên thắt chặt quá và không nên garô lâu quá 30′

– Rửa sạch vết cắn sau đó đi tới các trạm ý tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý

– Nếu phát hiện là rắn độc thì cũng buộc garô sau đó dùng dao rạch nhẽ vết bị rắn cắn thành hình chữ thập (+). Lưu ý không nên rạch quá sâu để tránh rạch vào dây thần kinh, mạch máu hay dây chằng…, chỉ cần rạch qua da đến cơ khi máu chảy được là được. Rạch dài khoảng 1 đến 2cm và nhớ phải sát trùng trước khi rạch.

– Nặn máu độc ra ngoài cho tới khi máu tươi chảy ra là được

– Rửa sạch vết thương sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được điều trị 1 cách kịp thời.

Rắn là 1 loài động vật rất nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ và những hậu quả khó lường. Nó có thể gây từ vong cho người bị cắn bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết cách xử trí. Chính vì thế bài viết này có thể giúp các bạn biết được cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà, và giúp cho bạn biết được cách đối phó với các tình huống trên.

Nguồn: Gocmeovat.vn