Thứ Ba

Làm báo thì phải có tâm, đừng giật lộn tít rồi câu view tàn khốc

[NÓI CHO NÓ ĐÚNG] NHIỀU BÁO GIẬT TÍT ẨU!

Vietnamnet từ hôm 3/3/2017, Vnexpress hôm 4/3/2017 (và một số báo khác) giật tít "Người Việt/người Hà Nội chi cho bữa sáng tốn kém bậc nhất thế giới"[1] cho bài viết dịch từ nguồn Bloomberg[2]. Các con giời tiêu cực bắt đầu kêu than, buồn khổ, nói mỉa mai xứ thiên đường này nọ, bọn tâm thần dân chủ lại mượn cơ hội mà tổ lái để nói kháy Nhà nước. Nhưng điều này có thực sự chính xác?

Bài gốc của Bloomberg có tiêu đề tạm dịch "Thông tin về khoảng thời gian làm việc cần thiết để kiếm đủ cho bữa sáng trên toàn thế giới" (Here’s How Long It Takes to Earn Your Breakfast Around the World).

Bài báo giật sai toàn bộ tít của bài gốc
Bài viết tính toán con số (dựa trên khảo sát) tỷ lệ % chi phí cho bữa sáng tính trên thu nhập theo ngày, số phút cần làm việc để kiếm đủ cho bữa sáng và chi phí trung bình cho bữa sáng.

Nếu giật như tít của Vietnamnet, Vnexpress và nhiều báo, thì có nghĩa là con số tuyệt đối của chi phí dành cho bữa sáng của Việt Nam phải cao nhất thế giới. Nhưng thực tế ngay tại bảng 2, thì chi phí trung bình cho bữa sáng của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có VN) là 0,97 đô, nghĩa là thấp hơn của Tiểu vùng Sahara Châu Phi (0,99 đô), Trung Đông và Bắc Phi (1,07 đô), các nước phát triển ở Châu Á - TBD (1,53 đô), Tây Âu (1,31 đô) và Bắc Mỹ (1,7 đô).

Như vậy, chỉ xét riêng giá trị tuyệt đối được cung cấp ngay trong bài đã có thể thấy các báo giật tít hoàn toàn sai!!!
Ngoài ra, kể cả con số 12% tỷ lệ chi phí bữa sáng trên thu nhập ngày của Hà Nội cũng không phải là giá trị tuyệt đối để kết luận như Vietnamnet, Vnexpress và nhiều báo khác. Nó chỉ nói lên một điều: thu nhập trung bình của chúng ta khá thấp, do đó nếu tính tỷ lệ chi phí bữa sáng tính trên thu nhập ngày thì ta sẽ có con số khá cao như trên.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khảo sát của TripAdvisor[3] được tiến hành tại 39 thành phố du lịch lớn trên thế giới, trong đó các khách du lịch quốc tế đã đánh giá Hà Nội có chi phí ăn uống, di chuyển và khách sạn đều rẻ.
Thu nhập cao vượt trội của du khách quốc tế đã khiến cho con số 12% chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập ngày của người Việt, nhưng lại chỉ chiếm 1,6% thu nhập ngày của Bắc Mỹ (theo bảng 2 của Bloomberg).

Nếu việc giật tít sai là sơ ý (dù rất ít có khả năng này), thì đây là một dịp để người dịch và biên tập viên rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhưng nếu đây là cố tình để thu hút người đọc, giống như trường hợp nhạc sĩ Quốc Trung nói "khen hay chê là quyền khán giả" thì tít giật "Nhạc sĩ Quốc Trung không quan tâm tới ý kiến khán giả", thì điều này quả là không thể chấp nhận được.

Cập nhật lần 1, lúc 23:25 ngày 6/3/2017
Lúc đầu người viết chỉ thấy mọi người toàn chia sẻ bài của Vnexpress nên nghĩ là chỉ trang này giật tít ẩu. Nhưng hôm nay xem lại mới phát hiện ra có rất nhiều báo cũng làm như vậy (khả năng ăn theo mà không kiểm tra lại nguồn tin gốc), và nhiều khả năng Vietnamnet là trang đầu tiên đăng. Để đảm bảo tính khách quan khoa học, tôi đã sửa lại tít và một số chỗ cho phù hợp. Danh sách các báo dính có ở mục [4].

Nhưng nghiêm trọng nhất thì phải là bài trên báo Thanh niên, đã dựa trên một tiền đề sai xong rồi đi suy luận luyên thuyên để minh họa thêm cho khớp, xong lại kêu ăn sáng ở HN đắt đỏ do mời bạn bè đối tác, rồi lại kêu Bloomberg không lấy bữa sáng điển hình của người Việt trong khi họ đã ghi rõ phương pháp khảo sát. Nói chung là hết sức bậy, không thể chấp nhận được.

Tham khảo link
vnexpress.netbloomberg.comvietnamnet.vn vv...

Nguồn: Trần Khánh Hưng