Chủ Nhật

Nghịch lý được khoa học chứng minh: Làm người tốt quá thường bị ghét bỏ

Giàu bị ghét, đói rét bị khinh mà thông minh thì tìm cách tiêu diệt. Vậy còn người tốt, họ làm gì mà cũng bị ghét?

Trên đời này đúng là không thể làm vừa lòng thiên hạ các bác ạ. Xấu tính thì bị ghét là đương nhiên rồi, còn đằng này tốt bụng quá cũng bị ghét!

Nhiều người cứ khổ sở than trời không hiểu vì sao mình bỏ ra nhiều công sức làm việc tốt đến như vậy mà vẫn bị ghét, bị đối xử không ra gì. Nghe thật ngược đời nhưng đó là sự thật.

Người tốt thường bị ghét bỏ, kể cả khi chẳng làm gì

Trong một nghiên cứu năm 2010 tại ĐH Bang Washington (Mỹ), các sinh viên được phát sẵn một số lượng "điểm". Họ có quyền giữ điểm hoặc dùng chúng để mua thức ăn hay sử dụng các dịch vụ của trường. Họ được chia thành nhóm 5 người, trong đó có 4 người được các nhà nghiên cứu "cài cắm vào". Tất cả đều biết rằng nếu "tiêu xài" càng nhiều, khả năng nhóm của họ thắng phần thưởng bằng tiền mặt càng cao.
Nghịch lý được khoa học chứng minh: Làm người tốt quá thường bị ghét bỏ
Tất nhiên, những người được cài vào không phải để cho vui. Họ sẽ cho đi rất nhiều điểm, nhưng chẳng đòi nhận lại thứ gì cả.

Vậy mà kết quả thật bất ngờ, khi phần lớn những sinh viên cho biết họ không bao giờ muốn ở chung nhóm với những người "hào phóng" nữa. Họ cho rằng những người đó làm cho hình ảnh của nhóm trở nên thật xấu xí, hoặc có động cơ mờ ám gì đó.

OK! Vậy là những người tỏ ra rộng lượng có thể bị ghen ghét - điều này hoàn toàn có thể hiểu. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chẳng làm gì, bạn vẫn có thể bị ghét.

Nghiêm túc nhé, bạn không bao giờ phản kháng khi sếp đưa các yêu cầu quá đáng và hài lòng mức lương thấp lè tè trong suốt nhiều năm trời. Bạn luôn nhường đồng nghiệp đi WC trước mình, không bao giờ tham gia bàn luận nói xấu một ai, không bao giờ nói ra một câu nào đó mang tính chất troll... Vậy đấy, bạn bị ghét đơn giản vì bạn nhàm chán, vậy thôi!

Nhưng đừng từ bỏ làm một người tốt

Chúng ta không thể kết luận rằng làm người tốt là một điều thiếu khôn ngoan, chỉ là đừng... tốt quá mà thôi. Người ta chỉ ghét những ai tạo cho mình cảm giác họ đang tự "nâng giá" bản thân lên quá cao bằng những hành động "cao thượng đến hoàn hảo".

Trong thế giới thật, đồng nghiệp của bạn có thể sẽ không ưa một người lúc nào cũng đồng ý đi mua đồ ăn về cho cả phòng, hay tự nguyện sửa máy in khi nó bị kẹt giấy. Thỉnh thoảng, biết từ chối cũng là một điều tốt, miễn là bạn có những lý do chính đáng.

Hãy nhớ công thức sau đây: cứ 4 lần làm việc tốt thì hãy "chửi yêu" đồng nghiệp 1 lần. Đó là chìa khóa để trở nên bình thường (không đáng ghét) trong mắt người khác.

Theo Trí Thức Trẻ