Thứ Năm

Thương sót mảnh đời 'Cụ Già' nhặt ve chai nuôi miệng giữa ngày đông lạnh giá Hà Nội!

Người xưa thường nói "công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" phận làm con sao kể hết những công lao ấy để vẹn tròn chữ hiếu mẹ cha!

Sinh con mang nặng đẻ đau chỉ mong sao sau này con mẹ khôn lớn có thể đỡ đần mẹ cha lúc tuổi già, trông cậy con cái những khi hoạn nạn khó khăn cuộc đời...
Ấy vậy mà cái ước mơi nhỏ nhoi đấy lại là những khoảng không xa mờ trong con mắt cụ Hoàng Thị Hồng  (77 tuổi). 

Giữa mùa đông lạnh giá như cắt da cắt thịt của miền bắc, ít ai lại có thể chứng kiến những mảnh đời gần đất xa trời mưu sinh một góc đường như cụ.
Chắc hẳn ai cũng nghĩ, trong cuộc đời này làm gì có những số phận chớ trêu một mình lang thang kiếm từng bữa cơm giữa phố phường phồn hoa Hà Nội ấy.

Cụ Hồng lang thang kiếm sống bằng tình thương của cộng đồng!
Thế mà hôm nay tôi bắt gặp cụ, người đã tự mình mưu sinh kiếm từng bữa ăn qua ngày ở Hà Nội này cũng được gần 2 năm đủ rồi đấy.

Một mình không nơi nương tựa, không ai chăm lo, ở cái tuổi 77, dáng người Vùng Biển có vẻ lam lũ nhưng còn đủ một chút dẻo dai tự mình bươn chải. Hỏi ra tôi mới biết cụ quê ở Nam Định, xưa kia gia đình cụ làm nghề chài cá ven biển, vì cuộc sống khó khăn, chồng bỏ nhà theo gái, cụ một mình nuôi con trai khôn lớn từ khi anh mới chào đời, tưởng sẽ được an nhàn tuổi già khi con mình khôn lớn, nhưng nào đâu cái chết trắng đã cướp mất người con trai duy nhất của cụ. 

Một mình lam lũ suốt 40 năm, chỉ đú kiếm bữa rau bữa cháo qua ngày với nghề biển, giờ này khi về già không ai nuôi dưỡng, nhà nghèo sức tàn lực kiệt, căn nhà cũng chỉ là cái chòi nhỏ ụp xụp dựng tạm không có gì trông cậy. Người ta thấy thương bảo với cụ đi nhặt ve chai, ăn xin mà kiếm cơm qua ngày, còn hơn ở cái làng chài ven biển nghèo đói ấy, sức cụ làm được gì với nghề biển.

Thế rồi cụ bắt xe lên Hà Nội, lang thang với nghề ve chai cũng đã được gần 2 năm, lúc đầu người ta thấy thương, người ta cũng cho cụ vài đồng để tiêu vặt... nhưng dần dần số tiền, , người giúp đỡ cụ cứ thưa dần, vì lâu ngày mặt cụ cũng quá quen, người qua lại coi cụ như một bóng dáng vô hình giữa phố phường nhộn nhịp ấy (hình như cái gì thành quen sẽ bị coi đó như một định mệnh, một điều xưa cũ)
Giọt nước mắt lăn dài trên má khi nói về cuộc đời cơ cực của mình
Mùa đông, cái lạnh giá tưởng như muốn đánh gục cụ, vậy mà cụ bảo không mò dậy ra đường nhặt vài cái chai, cái bìa caston thì không có gì bỏ vào miệng chú ạ, lúc nào mệt quá thì lại đến đây ngồi nghỉ, một phần vì mệt, một phần vì người đi đường nhủ lòng thương cho được đồng nào hay đồng ấy, giờ sống nhờ cộng đồng là chính chứ thân già này biết nương vào ai.

Con cái nó bỏ tôi đi cũng đã ngót nghét 20 năm nay rồi, có ai chăm lo thương xót đâu chú! Nói rồi cụ lấy cánh tay già nua lau đi những giọt nước mắt đang ứa ra chực lăn qua hai gò má. Tôi ngồi đây cũng đã hơn 1 năm, cứ đến tối không còn đi nhặt được ve chai nữa thì tôi ngồi nghỉ ở đây, từ 7 giờ đến 10 giờ đêm, mong sao ai đó đi qua cho tôi vài đồng lẻ hoặc mua cho tôi bát cháo là tôi vui lắm rồi. Cuộc đời như tôi được cái tình ấy là cao quý lắm, chứ đâu nào dám mơ ước cao sang đâu chú.

Nhưng dạo này trời trở lạnh, người qua đường cũng ít, đã 3 hôm nay tôi ngồi đây mà không có ai cho được đồng nào chú ạ, vài cái ve chai nhặt được đem bán chỉ đủ một bữa ăn nhẹ thôi chú, tối đến là cái bụng nó lại kêu.
Ánh mắt xa xăm khi những ngày đông đã đến, người qua đường ít hơn, bữa cơm cũng khó khăn hơn

Cuộc đời là thế đấy, sắp 80 nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi kiếm ăn, khi thác xuống ai sẽ là người hương khói? Chắc phải nương nhờ vào lòng hảo tâm của cộng đồng mà thôi!
Nghe cụ nói mà lòng cứ rưng rưng, phải chăng xã hội này vẫn còn nhiều mảnh đời lam lũ mà chúng ta không nhận ra.

Cộng đồng quả là một thế giới rộng lớn, người giàu cũng quả là một đế chế lớn. Chỉ cần nhìn sang đối diện khu cụ ngồi kia thôi chúng ta cũng thấy những tòa nhà cao ngút, nơi ở của những người thu nhập cao trong xã hội, hay nhảng vài trăm mét nữa thôi là khu đô thị Ciputra hoành tráng, nơi có những người có địa vị và tài lực rất cao ở đó. Nhưng đó là họ, và cuộc sống của cụ vẫn chỉ là một người đơn thân nhặt ve chai bán đi kiếm cơm qua ngày mà thôi.

Ai thương ái đồng cảm, ai cảm thông, ai chia sẻ, chắc đó là tấm chân tình của từng người, không ai có thể động viên, không ái có thể đánh đập, khuyên ngăn người nào đó nên mở lòng mình với những mảnh đời khó khăn như cụ được!

Nhưng tôi vẫn muốn nói một câu rằng, cuộc đời này cho đi là nhận lại, ai thương cụ xin hãy đến thăm cụ, cho cụ vài đồng bạc, hay mua cho cụ chút bánh, chút cháo...qua ngày.

Nơi cụ thường ngồi:
Chân cầu Thăng Long, đường rẽ lên cầu (đường dành cho xe máy) cạnh trung cư Ecohome
Ngã tư đèn xanh đèn đỏ.
Thời gian cụ ngồi từ 7h-10h đêm, hôm nào trời lạnh quá thì cụ về sớm.

David Nguyen/blogcamxuc.net