Chủ Nhật

22 điều quan trọng trong việc nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ nên biết

Giáo dục con cái luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Để nuôi dạy con cái thành công, các bậc phụ huynh phải chọn được cho mình những cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt.

Dưới đây là 22 điều quan trọng trong việc nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ nên biết:

1, Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ không phải là nhà trường mà chính là gia đình.

2, Nếu giáo dục gia đình nảy sinh vấn đề thì trẻ sẽ có thể gặp nhiều khó khăn khi ở trường, trẻ có thể sẽ trở thành “đứa trẻ bất thường” ở trường học.

22 điều quan trọng trong việc nuôi dạy con cái mà các bậc cha mẹ nên biết
3, Những trẻ có thành tích tốt thường thì người mẹ sẽ là người có kế hoạch và hành động rõ ràng, linh hoạt. Người cha càng nghiêm túc, càng có quy củ, lễ độ, lịch sự thì thành tích của trẻ sẽ càng cao.

4, Nghèo khó là “nguồn tài nguyên giáo dục” quan trọng nhưng hoàn toàn không có nghĩa là càng nghèo thì càng có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Người làm cha mẹ phải cho con trẻ những vật chất, tư liệu văn hóa cơ bản, đừng để trẻ có cảm giác mặc cảm vì nghèo khó.

5, Giàu có cũng là một “nguồn tài nguyên giáo dục” cao cấp khác, theo kinh nghiệm của người tây Phương: “Muốn bồi dưỡng một quý tộc thì phải cần đến sự nỗ lực của cả ba đời người”, “Giai cấp là do di truyền”. Nguồn giáo dục cao cấp thì cần kỹ năng giáo dục cao cấp. Nếu như không làm được điều này thì những gia đình giàu có sẽ khiến cho sự trưởng thành của con trẻ gặp nhiều khó khăn.

6, Đừng làm một người lớn có kiến thức mà không có văn hóa. Có những người có nhiều bằng cấp cao nhưng lại không có văn hóa. Nếu như người lớn không biết cách sống, không biết cách đối nhân xử thế, cư xử tử tế với người khác, thậm chí là không biết đối xử tốt với con mình thì dù cho người đó có trình độ học vấn cao đến đâu cũng không phải là người có văn hóa, con cái cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

7, Cha mẹ có thể coi con cái là trung tâm của thế giới, nhưng đừng quên, cha mẹ cũng phải có cuộc sống độc lập. Nếu như cha mẹ chỉ xoay quanh con cái mà không có mục tiêu sống của riêng mình thì có thể sẽ dùng danh nghĩa ‘yêu thương’ để cản trở sự trưởng thành của các con. Có đôi khi hoàn toàn không phải là con cái không thể rời xa cha mẹ mà là cha mẹ không thể buông con mình ra được.

8, Cha mẹ phải có trách nhiệm giáo dục con trẻ, thế nhưng cũng đừng vì việc này mà hoàn toàn quên đi việc cần phải nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng cuộc sống. “Không có trách nhiệm nào làm hại người khác cả, chỉ có làm quá mức trách nhiệm làm hại chính mình”.

9, Nếu con khóc thì cha mẹ lập tức dỗ dành, vậy thì đứa trẻ sẽ ỷ lại vào điều này để thường xuyên quấy rầy cha mẹ, đưa ra nhiều yêu cầu hơn. Vì thế khi trẻ khóc, đừng vội vã ôm ấp trẻ và dỗ dành, hãy từ từ hỏi thăm trẻ và giải quyết hợp lý.

10, Quan hệ giữa vợ chồng ảnh hưởng đến tính cách của con trẻ. Nếu một người đàn ông không tôn trọng vợ mình thì con trai anh ấy cũng sẽ học theo và không tôn trọng bạn nữ trong trường và bạn đời mình sau này. Một người phụ nữ không tôn trọng chồng mình thì con cái của cô ấy sẽ học theo và xem thường các bạn nam.

11, Giáo dục chính là bồi dưỡng vẻ đẹp tinh thần. Nhiệm vụ của cha mẹ và thầy cô chính là để trẻ có trách nhiệm với vẻ đẹp tinh thần của mình, loại trừ những điều xấu có thể gây tác động không tốt, bồi dưỡng “hạt mầm” tinh thần cho con trẻ.

12, Những bậc cha mẹ có trình độ là những người “dù không đồng ý với quan điểm của con, nhưng tôn trọng quyền được nói của con”.

13, Hãy dạy con trở thành người vừa có tình cảm vừa có lý trí, “Nếu không có tình cảm thì không có khởi đầu tốt đẹp, còn không có lý trí thì không có việc gì làm thành”.

14, Hãy nuôi dạy con bạn trở thành người có giáo dục, quy củ, biết đúng giờ, trật tự, không nói to ở nơi công cộng, v.v…

15, Nếu con bạn rất hiền lành thì đừng cười nhạo sự yếu đuối của chúng. Người thích tranh giành với người khác thì thường bị thiệt thòi lớn, bởi vì họ sẽ bị người khác chán ghét. Những ai có thể chịu tổn nhất về mình thì rồi sẽ được lợi ích lớn, bởi vì họ được người khác yêu quý.

16, Sức khỏe có thể mang đến sức mạnh tinh thần. Người có sức khỏe tốt, tính tình sẽ vui vẻ, làm tốt mọi việc. Vì vậy, hãy giúp cho con trẻ có một môi trường sống lành mạnh, một tinh thần thoải mái và một thân thể khỏe mạnh.

17, Đừng nghĩ rằng trẻ em từ 1–6 tuổi chỉ phát triển thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ đều có thể hiểu biết mọi việc và học hỏi từ mọi người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ.

18, Cha mẹ nên thường xuyên làm 3 việc này với con: ăn cơm cùng con, chơi cùng con, học cùng con. Như vậy mới có thể nuôi dạy con cái một cách tốt nhất.

19, Cha mẹ đương nhiên là phải giảng đạo lý cho con cái, nhưng khi bạn giảng giải cho con thì phải chú ý thái độ khi nói – thái độ quan trọng hơn cả lý lẽ. Nếu không thì con sẽ cảm thấy chán ghét và phản kháng. Con bạn sẽ nói: “Lời bố mẹ nói đúng hết, nhưng cách mà bố mẹ nói khiến con rất không thích”.

20, Giữ bí mật trong lòng chính là dấu hiệu của người trưởng thành. Nếu con bạn có tâm sự và không muốn nói với bạn, vậy thì đừng ép con nói bí mật đó ra.

21, Phải để con cái học cách giao tiếp, hành xử hòa ái với bạn bè và mọi người xung quanh. Vì vậy, nếu cha mẹ không hòa hợp với hàng xóm hoặc khó khăn với bạn bè của con thì trẻ sẽ rất khó hòa đồng với người khác một cách tự nhiên khi lớn lên.

22, Cần quan tâm đến điểm số của con, nhưng cũng đừng quá để ý đến thứ hạng. Cha mẹ phải quan tâm chú ý đến những trẻ luôn được xếp hạng nhất, vì có những trẻ học giỏi và tính tình tốt, nhưng cũng có những trẻ học rất giỏi nhưng lại ích kỷ, không biết đồng cảm với mọi người. Trau dồi nhân cách cho con là điều quan trọng nhất.

Thanh Vân/trithucvietnam