Chủ Nhật

Tìm hiểu về món mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam

Mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam?

Bạn có biết ai là người đầu tiên du nhập mì Udon đến với Nhật Bản? Người đó chính là Kukai, một tu sĩ phật giáo, đã đi ngao du khắp Trung Quốc ở đầu thế kỷ thứ 9 sau công nguyên để học tập và nghiên cứu. Sau khi trở về Nhật, ông đã làm phổ biến loại mì dày này ra khắp tỉnh Sanuki và nó cũng được xem là nơi đầu tiên ở Nhật được Kukai giới thiệu về mì Udon. Sau đó đến thế kỷ thứ 13, Enni, một vị thiền sư Nhật Bản đã mang công nghệ xay xát bột mì sau khi từ Trung Quốc trở về. Bột sau khi được thu hoạch sẽ dùng để làm thành các loại mì như udon, soba và bánh,... chẳng bao lâu sau đó công nghệ này đã lan rộng ra khắp nước Nhật, khiến cho việc làm mì ở xứ sở hoa anh đào trở nên thuận lợi và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dưới thời Edo, các loại mì dày này đều được gọi chung là Udon. Hakata được xem là nơi đầu tiên sản xuất mì Udon dựa theo công thức của Enni Mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam

Giới thiệu về món mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam
Mặc dù vẫn dùng cơm làm thành phần chính trong các bữa ăn hàng ngày như ở Việt Nam chúng ta, nhưng người Nhật lại rất chuộng ăn mì. Nói về mì thì ở Nhật có rất nhiều loại, một trong những loại phổ biến nhất vẫn là mì Udon.

Udon có thể có hình vuông hoặc tròn, nở ra khi nấu như mì ý, khiến nó trở nên đặc và mềm mại một cách độc nhất. Mì Udon thường được ăn nóng với nước súp được nấu bằng nước tương, bề mặt tô mì thường được trang trí bằng những cộng hành, tuy nhiên Udon cũng có thể được ăn lạnh như người Nhật vẫn hay làm vào mùa hè. Mì ăn liền udon rất dễ nấu và rất ngon với nước canh mặn mặn mang hương vị đặc trưng của nó.

Nếu như bạn thích ăn mì Udon, thì có thể bạn cũng sẽ thích mì Ramen - cha đẻ của mì ăn liền.

Mì Udon được chế biến từ bột lúa mì. Đặc điểm của mì udon là sợi mì rất dày, dày hơn cả mì soba , đồng thời sợi cũng trắng hơn và dai hơn. Đường kính sợi mì thường khoảng 1cm, tương tự như chiếc đũa ăn. Mặc dù vậy, tại Nhật Udon có rất nhiều biến thể, tùy vào vùng miền, địa phương và thời tiết khác nhau mà sợi mì cũng được làm dày, mỏng khác nhau.

Cách chế biến mì Udon ở Nhật Bản rất đa dạng, mỗi vùng miền có cách chế biến và thưởng thức riêng, điển hình là người Tokyo ở vùng Kanto với người Osaka ở vùng Kansai có cách thưởng thức khá khác nhau.
Zalu Udon (mì lạnh cho mùa hè)
Kake Udon là món mì cơ bản nhất trong dòng họ Udon. Mì này ăn nóng bằng cách chan nước dùng vào rồi thưởng thức, ngoài ra không thêm bất cứ gì khác ( kake có nghĩa là chan lên ). Người dùng có thể thêm một ít gia vị như hành tiêu cho có thêm màu sắc. Nước dùng để chan mì là một loại nước súp được chế biến bằng nước tương, mirin ( một loại rượu dùng để nêm gia vị của Nhật ) và dashi ( là nước chiết xuất từ thịt, cá, rau củ hay tảo biển dùng để nêm gia vị ).

Ăn mì Udon ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy thực đơn mì Udon ở các nhà hàng Udon hoặc Soba trên khắp nước Việt nam. Giá một tô mì Udon ở các nhà hàng này trung bình khoảng 100 - 200 nghìn đồng, nhưng ở những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tự phục vụ kiểu Nhật thì giá thường thấp hơn dưới 150k. Tại các thành phố lớn hoặc các nhà hàng hạng sang, giá một tô mì Udon có thể lên tới 200 - 300 nghìn đồng mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam

Hachi ju hachi là một trong những chuỗi nhà hàng Nhật bản với phong cách chuyên nghiệp đậm chất Nhật hiện nay ở Hà Nội và Sài Gòn.

Ăn mì Udon nên ăn như thế nào?

Tùy theo cách bạn được phục vụ như thế nào mà cách ăn mì do đó cũng trở nên khác nhau. Khi mì Udon khô được phục vụ cùng với một chén nước chấm, chúng ta sẽ gấp lấy một vài sợi mì nhúng vào nước chấm trước rồi mới thưởng thức sau.Còn khi mì Udon nước được phục vụ trong một tô đầy súp thì bạn sẽ dùng đũa gấp mì bỏ vào miệng và thưởng thức. Nếu như bạn đang ăn mì trong một tiệm mì Udon thì chắc có lẽ bạn sẽ không thể cưỡng lại được tiếng mút mạnh những sợi mì của những người xung quanh và bắt chước theo ngay. Mì udon Nhật Bản truyền thống tại Việt Nam
Sukyzaki Udon rất được ưa chuộng (mì udong nấu bằng nồi đất)
Tiếng mút khi ăn mì sẽ làm tăng vị ngon và làm giảm đi độ nóng của sợi mì khi bạn bỏ chúng vào miệng. Nếu như tô mì bạn đang ăn là mì nước, thì tốt nhất hãy húp chúng trực tiếp bằng tô mà không cần dùng muỗng như thế sẽ ngon hơn và bạn cũng không cần phải sợ bị bất lịch sự vì đó là điều bình thường ở các nhà hàng Nhật.

Hachi ju Hachi Shouten

Địa chỉ: Số 168A, Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04 6326 3529

Hachi ju Hachi EN

Add: 26/4 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Tel: 08 6682 7676

Nhà hàng Nhật Hachi juu Hachi