Thứ Tư

Khi nào Cảnh sát giao thông được dừng xe,và tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông?

Theo Thông tư số 65/2012 của Bộ Công An cảnh sát giao thông đường bộ chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát trong 5 trường hợp cụ thể.

Khi nào Cảnh sát giao thông được dừng xe,và tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông ?



Quy định về tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông

*Lưu ý: Thông tư 13/2009/TT-BGTVT đã bị thay thế bởi Thông tư 91/2015/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2016 tới đây.

Tốc độ lưu thông đường bộ không những ảnh hưởng tới xác suất xảy ra tai nạn giao thông mà còn ảnh hưởng tới mức nghiêm trọng của mỗi vụ tai nạn. Vì cơ sở hạ tầng giao thông trong nước còn nhiều hạn chế, ngoài những vùng có biển báo tốc độ quy định, các bạn nên tham khảo Thông tư 13/2009/TT-BGTVT về tốc độ tối đa cho phép khi lưu thông trong và ngoài khu vực đông dân cư.
Để nhận biết khi vào và ra khỏi khu vực dân cư, các bạn có thể thấy biển sau:
Ngoài ra, khi lưu thông trên đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì phải tuân thủ theo biển báo tốc độ tối đa quy định được đặt trên các đường đó.

Các bạn cũng nên lưu ý mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan tới tốc độ là từ 200 nghìn đồng tới 20 triệu đồng (Nghị định 171/2013/NĐ-CP) và có thể bị tước giấy phép lái xe.

Việc tuân thủ quy định về tốc độ tối đa đặt ra cho mỗi con đường thể hiện ý thức đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn cũng như những người cùng lưu thông.

Quy định mới về tốc độ tối đa và khoảng cách an toàn giữa các xe trên đường bộ

Ngày 31/12/2015, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, trừ các xe ưu tiên làm nhiệm vụ. Thông tư này thay thế Thông tư 13/2009/TT-BGTVT và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3/2016 tới đây.
Trong đó, đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa và đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

Mức tốc độ tối đa cho đường ngoài khu dân cư trên chỉ dành cho ô tô dưới 30 chỗ ngồi và ô tô có tải trọng dưới 3,5 tấn. Đối với các loại xe ô tô khác tốc độ tối đa cho phép là như sau:

Mức tốc độ tối đa cho phép cho xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối)

Mức tốc độ tối đa cho phép cho các phương tiện lưu thông trên cao tốc:

Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc phải tuân thủ biển báo hiệu tốc độ trên từng đường cao tốc khác nhau nhưng lưu ý không bao giờ vượt quá 120km/h.

Khoảng cách an toàn

Khi tham gia lưu thông đường bộ, các phương tiện phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình và tuân thủ theo khoảng cách được đưa ra trong biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” nếu có.
Thông tư cũng quy định, nếu lưu thông trong khu vực dân cư với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

Theo ezlawblog