Thứ Năm

Mẹ mù nuôi 7 đứa con nhưng lúc chết lại chỉ có một mình trong căn nhà rách nát

Đứa con thứ 7 tròn 1 tuổi thì chồng bà Thân qua đời vì bị lũ cuốn khi ông đang chèo thuyền bắt cá trên sông. Vậy là mình bà gồng gánh nuôi 7 đứa con. Với một người bình thường đã khó, với một người không còn nhìn thấy gì như bà thì lại càng khó khăn gấp bội. Vậy mà không ai có thể tưởng tượng ra nổi bà đã nuôi được cả 7 đứa con khôn lớn trưởng thành.

20 năm bà chưa biết tới một bữa cơm no, một miếng thịt bao giờ. Có gì ngon bà dành cho con hết, con cái ăn xong bà mới là người vét những hạt cơm thừa, cơm cháy cuối cùng trong nồi. Mỗi ngày bà chỉ ngủ 4 tiếng đồng hồ còn lại làm thời gian bà làm việc. Ngày bà làm đồng, tối đến bà lại tới nhà làm thuê cho người ta. Họ cũng thương tình hoàn cảnh nhà bà nên ngoài tiền công, chủ nhà vẫn cho thêm gạo, thêm khoai để bà nuôi con.

Mẹ mù nuôi 7 đứa con nhưng lúc chết lại chỉ có một mình trong căn nhà rách nát
Có những lần bà mò mầm ngoài sông, mưa to cũng không về cố gắng cho đầy rổ hến để về đổi gạo nuôi con. Suýt chút nữa bà cũng đã bỏ mạng dưới nước như chồng mình, may mắn lần đó có người nhìn thấy nên bà đã được cứu. Không thì đàn con bà cũng không biết sẽ ra sao khi mồ côi cả bố cả mẹ.

Cũng may chúng lớn dần lên, cũng biết chí thú làm ăn. Tuy không có điều kiện học hành như người ta nhưng không đứa con nào của bà chơi bời phá phách cả. Giờ thì đứa nào cũng vợ con đàng hoàng và đang có cuộc sống sung túc ở quê và ở cả phố. Cứ ngỡ con cái trưởng thành thì bà được nhờ vả nhưng nào ngờ, ở cái tuổi gần đất xa trời rồi người ta vẫn thấy người đàn bà mù, lưng còng dò dẫm ra vệ sông mò cua bắt ốc. Có người hỏi:

– 7 đứa con bà đều có nhà cao cửa rộng rồi, sao chúng nó lại để bà khổ sở thế này?

– Chúng còn phải lo cho vợ con bác à, thôi thì trời vẫn thương cho tôi sống thế này là mừng rồi.

– Ngày xưa mình bà nuôi được 7 đứa, sao giờ không đứa nào nuôi nổi bà là sao, chúng nó phải có trách nhiệm với mẹ chúng chứ.

– Tôi vẫn tự lo được cho mình không dám làm phiền các con.

Nói rồi bà lại mon men xuống sông bắt cá. Dù cuộc sống đói khổ, căn nhà bao năm nay ọp ẹp xiêu vẹo nhưng chưa bao giờ bà đến nhà cậu con trai cả có tiếng giàu ở làng xin bát cơm và con cháu bà cũng chẳng có đứa nào tới biếu mẹ một xu hay mang cho mẹ đồ ăn thức uống gì. Dân làng có nói thế nào, anh ta cũng bỏ mặc, thậm chí còn nói lại rằng: “Tại bà đẻ nhiều nên chúng tôi mới phải khổ suốt tuổi thơ, không bằng bạn bằng bè. Giờ có được cơ ngơi này là do chúng tôi gây dựng chứ không phải nhờ bà mà có”.

Nghe con nói thế bà Thân chỉ còn biết nước mắt lưng tròng, bà đau lắm nhưng chỉ biết giữ trong lòng mà thôi. Năm ấy bà mắc bệnh ốm liệt giường. Chỉ có cậu con trai út có tình có nghĩa nhất nhưng cũng chỉ về với mẹ được mấy ngày là lại phải lên thành phố ngay vì vợ sinh.

Anh chỉ kịp để lại cho mẹ ít tiền bảo mẹ thuê người ta qua trông nom. Thế nhưng bà Thân biết mình chẳng còn sống được bao nhiêu nữa nên bà quyết định không thuê người chăm sóc mà đưa số tiền đó cho em trai và nhờ ông khi nào bà chết thì mua giùm bà chiếc quan tài rồi chôn bên cạnh người chồng quá cố của mình.

5 ngày sau bà thân qua đời, một mình bà nhắm mắt trong căn nhà rách nát không ai hay. Mãi chiều người em trai sang mới biết chị đã mất rồi. Đúng hôm ấy anh con trai cả của bà Thân tổ chức tiệc linh đình đãi khách. Nghe tin mẹ mất anh ta vẫn ung dung ngồi ăn xong xuôi mới bước sang. Bà mất hơn 1 ngày mà mấy đứa con vẫn cãi nhau chí chóe không đứa nào chịu đứng ra làm ma cho mẹ. Lúc này anh con út chưa về được vì vợ mới sinh không gửi được vợ con cho ai để về được.

Mãi tới chiều tối ấy cậu mới về tới nhà thì mẹ đã được cho vào chiếc quan tài do người cậu của mẹ mua bằng số tiền mà bà gửi trước khi mất. “Chúng mày không phải cãi nhau nữa. Cũng không cần đứa nào đứng ra làm ma cho bà ấy. Bà ấy đã tự lo cho mình cỗ quan tài rồi, còn chuyện đưa bà ấy ra đồng chúng tao sẽ lo. Chúng mày đi luôn đi, đừng ở đây cãi nhau cho thiên hạ người ta khinh”.

Đúng là “Một mẹ nuôi được mười con/ Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa”. Đau đớn vô cùng, những đứa con bạc bẽo ấy sẽ không bao giờ có được cái kết có hậu đâu, đời còn dài, cuối đời mới biết được kết cục của mình ra sao…

Góc Đời Thường