Thứ Bảy

Việt Nam tự đại tu máy bay L-39 sản xuất từ những năm 1970

Trước ngày xảy ra sự cố 26/8/2016, báo Kiến Thức đăng bài: "Thêm một bất ngờ, Việt Nam tự đại tu máy bay L-39": Link báo kienthuc.net.vn

Vậy tức là chiếc L-39 8705 gặp nạn sáng ngày 26 là do Việt Nam chủ động đại tu và chắc chắn khi cất cánh, nó phải đảm bảo an toàn.

Trong cuộc triển lãm gần đây tại Bảo tàng Phòng không – Không quân, bảo tàng đã giới thiệu tới khách thăm quan nhiều hình ảnh, hiện vật nêu bật lên sự tiến bộ của ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Điển hình là bức ảnh “Đại tá Võ Tá Quế - Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ kiểm tra công tác sửa chữa tại nhà máy A41”. Trong ảnh có thể thấy rõ thân máy bay huấn luyện L-39 được tháo tung chỉ còn trơ khung. Việc “tháo tung” này thường chỉ được thực hiện khi tiến hành sửa chữa lớn, đại tu, nâng cấp tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay.
Vậy tại sao lại đưa ngay ra nguyên nhân trên Tuổi Trẻ: "Sau khi cất cánh, lấy độ cao, lúc 8g45 phút máy bay bị hỏng động cơ. Chỉ huy bay lệnh cho phi công quay về sân bay hạ cánh nhưng máy bay đã rơi tại cánh đồng thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Hậu quả máy bay bị hỏng. Học viên phi công bay huấn luyện là Thượng sỹ Phạm Đức Trung, sinh năm 1994, quê Ninh Bình đã hy sinh trong buồng lái, không có thiệt hại về mặt đất."

Báo Đất Việt cho biết: "L-39 từng gặp một số vụ tai nạn khiến phi công thiệt mạng, trong đó có những phi công dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên, nguyên nhân của phần lớn vụ tai nạn này lại không được xác định. Nhiều vụ tai nạn ban đầu được xác định là do kỹ thuật, hỏng động cơ, tuy nhiên qua quá trình kiểm tra đã chứng minh động cơ của L-39 không phải là nguyên nhân gây ra các tai nạn đó.
Vụ tai nạn mới nhất của L-39 xảy ra vào tháng 12/2015 tại Apple Valley Airport, khiến phi công nhào lộn nổi tiếng thế giới Mike Mangold thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn này đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Tại Việt Nam, năm 2007, trong lúc huấn luyện, một chiếc L-39 cũng đã rơi xuống bờ biển thuộc địa phận xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận."

Theo wikipedia: "L-39 cất cánh lần đầu ngày 4 tháng 11 năm 1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Tiệp Khắc, và tất cả các nước thuộc Khối Warszawa (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau"

Tức là những chiếc L-39 mà Không quân VN đang sở hữu và chủ động được việc đại tu, sửa chữa, bay huấn luyện đều được sản xuất từ những năm 1970 trở về trước - hơn 40 năm qua.
Cũng theo Đất Việt: "Tiêu chuẩn để được lái L-39

Hiện Trung đoàn không quân 910 là nơi thực hiện "công đoạn cuối cùng" trong quá trình đào tạo phi công của Trường Sĩ quan không quân. Sau hai năm đầu học lý thuyết cơ bản tại trường và năm 3 làm quen với máy bay Yak-52, năm học thứ 4 học viên được huấn luyện thực hành tại đây với máy bay L-39 hoặc trực thăng Mi-8.

Các học viên đang được điều khiển máy bay L-39 là những học viên xuất sắc, được tuyển chọn rất gắt gao để khổ luyện thành phi công chiến đấu giỏi, hướng đến lái những chiến đấu cơ hiện đại.
"Từ số lượng học viên đầu vào đến lúc huấn luyện trên máy bay thì chỉ 1/3 đủ năng lực, điều kiện học lái máy bay phản lực" - Thiếu tá Nguyễn Minh Nhật, Phó chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 910 cho biết trên báo Tuổi trẻ.

Muốn trở thành phi công quân sự, đòi hỏi học viên phải nắm chắc lý thuyết cơ bản, lý thuyết thực hành bay cũng như rèn luyện kỹ năng bay đến độ tinh nhuệ.
Do vậy cần phải có bản lĩnh cao và sức khỏe tốt.

Đặc biệt, để đủ điều kiện lái Su-30, các phi công chiến đấu cơ Việt Nam đều phải tốt nghiệm khóa đào tạo trên máy bay L-39."
Xin chia buồn với gia đình của phi công Phạm Đức Trung.

(Fb Hoàng Dũng)