Chủ Nhật

Sau vụ Hack sân bay TSN chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta chẳng khác gì một đứa trẻ

Sau vụ hacker xâm nhập vào được hệ thống của sân bay Tân Sơn Nhất chúng ta phải tự thừa nhận với chính mình rằng chúng ta đang đi sau Trung Quốc và các nước khác trong khu vực quá nhiều.

Không phải đến giờ chúng ta mới biết chúng ta mới thấy, mà những người có suy nghĩ tích cực đã biết đã thấy nó từ lâu.

màn hình máy tính khi bị hacker đột nhập
Khổ nỗi số biết ấy lại quá ít, mà số không biết lại quá nhiều. Trong một xã hội cái biết chỉ đủ để lấp đầy một vết thương trên con voi khổng lồ thì chẳng thể chữa trị được gì, trong khi toàn thân nó đang phải chịu đựng những tổn thương lớn hơn, những u nhọt, những vết cào xé đến tận xương tủy đang chờ mục ruỗng.
Bấy lâu nay, truyền thông và báo chí đã tung hô quá mức cái hạnh phúc viển vông của đất nước mình, rồi chúng ta tự ru ngủ mình bằng những tự hào không đáng có, giống như đứa trẻ không biết trời cao đất dày là gì, cứ tự vỗ vào ngực mình mà rằng ta là siêu nhân… Để rồi đến bây giờ chúng ta tự nhìn vào cái tôi của mình mà tự nhủ, chúng ta như một người lính nông thôn chạy theo con trâu và cái cuốc ngoài đồng. Quan điểm và lòng tự trọng chỉ gói gọn trong vài điều mà người ta gọi là “phổng mũi” ấy thôi.

Đừng gắn cho các vị lãnh đạo chúng ta là Siêu nhân, họ chỉ là con người!

Chúng ta mà đúng hơn là nước Việt ta đang lê những bước mệt nhoài ở phía cuối con đường phát triển hội nhập. Chúng ta một mực đổ lỗi cho đường lối lãnh đạo của đảng và nhà nước, chúng ta một mực gắn cho các vị lãnh đạo của chúng ta như những vị siêu nhân trong phim truyện khoa học viễn tưởng.

Chúng ta cho rằng họ đã không cứu vãn và cải tổ đất nước này, để nó cứ chậm chạp như những chú rùa đi trên nền cát, uể oải, cục mịch, không na nổi cái mai khổng lồ đang đè lên đôi chân nhỏ bé kia.

Nếu tất cả chúng ta cứ nhìn vào đó mà trông chờ, thì có lẽ, rất lâu sau này chúng ta cũng không thể tìm thấy lối thoát ở đoạn cuối con đường.

Một đất nước muốn tốt, muốn phát triển thì đòi hỏi đất nước đó phải có những con người đồng lòng và cùng nhau tiến bước. Một đất nước, một công ty, một nhóm hay một gia đình mà chỉ có những thành phần sống cho riêng mình thì trước sau gì nó cũng sẽ tan vỡ.

Bạn hãy nghĩ thử xem, đất nước chúng ta như gia đình chúng ta vậy, luôn có người này kẻ nọ, nhưng ở đó, ngoài sự kiểm soát và nghiêm minh của bố mẹ chúng ta thì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi chúng ta nữa. Bố mẹ chúng ta có quản lý tốt đến đâu, nhưng anh em và chính chúng ta luôn muốn phá hoại nó và tìm cách trù dập nó thì không sớm cũng muộn, ngôi nhà chúng ta còn lại chỉ là đâu thương mà nước mắt. Sự chia ly ắt hẳn sẽ đến, và đón chào cuộc đời của chính chúng ta chính là tha hương cầu thực, bơ vơ không nơi chốn.

Vậy cải tổ, ai sẽ là người làm việc này?

Cải tổ đó là điều cần thiết vào lúc này, và chúng ta cũng cần một thuyền trưởng có tâm và có tài, đồng thời cũng là người quyết đoán sự việc một cách công minh nhất, để cho các thân dần và các thành phần muốn lợi dụng chống phá tâm phục khẩu phục.

Chứ đừng co dúm lại với nhau như những đứa trẻ, chỉ cần nhìn thấy một thân hình cao lớn là tất cả đã nhốn nháo co cụm lại ngồi nhìn họ nhắc cổ từng đứa đi một cách đơn giản như nhặt những quả trứng ra khỏi cái ổ vậy. Như vậy thật không đáng!

Chúng ta đừng đưa ra quá nhiều định nghĩa, cũng đừng dựa dẫm quá nhiều vào những vị thuyền trưởng, mà hãy coi họ là một mũi tên chỉ đường, chúng ta là những lá gió điều khiển đằng sau mũi tên ấy thôi. Chèo lái con thuyền không là ai khác, mà là chính chúng ta, phải xem chúng ta có đồng lòng, có phấn đấu hay không? Hay tất cả chỉ là những lời chém gió nhàm chán mà đến một đưa trẻ cũng có thể nói ra được.

Ở một đất nước mà tất thảy 90 triệu người chỉ làm việc đủ sống, chỉ cống hiến đủ giờ và chỉ chờ cơ may từ thần thánh thì thử hỏi, vị thuyền trưởng của chúng ta có thể lái được con thuyền và làm một mũi tên sắc bén hay không?

Hay họ cũng lại nhìn lại phía sau mình mà rằng, ta đang đi một mình trên còn đường chông gai phải chăng là ta đang ngu dốt, tội gì mà ta không lợi dụng cái ngu dốt của những người phía sau để cung phụng cho ta được an nhàn và sung sướng? Câu hỏi ấy thật khó trả lời, mà chúng ta nên đặt địa vị chúng ta vào vị thuyền trưởng kia mà suy nghĩ, liệu ta có nên quay đầu hay cứ một mình mà tiến tới? Chỉ như thế chúng ta mới hiểu cái cải tổ đất nước nó khó biết nhường nào nếu không có những con người đồng lòng cùng phát triển.

Một đất nước chỉ có hội hè ăn chơi, một đất nước chỉ toàn những con người thích nhàn mà vẫn sung sướng thì thử hỏi có phát triển được không? Có chăng đó là quan điểm kinh tế của những anh chị cướp giật qua ngày, nay đây mai đó chẳng có một tương lai.

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc là vì đâu?

Chúng ta không phải là những chuyên gia, những người nắm trong tay mọi sự việc, mà chúng ta chỉ là một phần bé nhỏ trên bản đồ thế giới này thôi. Nghèo nàn và lạc hậu là điều chúng ta phải thẳng thắn mà thừa nhận.

Một đất nước đi lên từ chiến tranh và nông nghiệp thì làm sao có thể tránh khỏi sự phụ thuộc vào một đất nước khác.

Nghèo quá chúng ta phải đi vay và xin viện trợ là điều tất yếu trong cuộc sống này, chúng ta không thể nhịn đói mà hô hào không với nhau rằng chúng ta nên cùng nhau đi làm kinh tế. Không điều đó không bao giờ có thể xảy ra ở thế giới này. Tay không một tấc sắt, tay không một dụng khí, tay không một chút tiền của thì thử hỏi ai tin, và làm được gì. Đừng ngồi đó viển vông và chê bai Trung Quốc, hãy nhìn lại chính mình trước đi.
đây là sơ đồ ảnh hưởng của vụ của Bangladesh swift hack khoảng 100 triệu USD vừa qua
Để có được một điểm sáng, đôi lúc chúng ta phải chấp nhận rủi ro đi vay và nhận viện trợ từ nơi khác, dù biết rằng làm như thế chúng ta sẽ bị phụ thuộc và o ép, nhưng chúng ta phải làm để cái thiện cái trước mắt chúng ta. Và đến giờ chúng ta đã có những vị thế nhất định thì cũng là lúc chúng ta cần phải quyết đoán và cải tổ toàn diện.

Sự phụ thuộc vào một đất nước khác là quy luật phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, và chúng ta từ ngàn đời nay vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Nhưng từ giờ trở đi thì khác, nếu chúng ta vẫn tiếp tục phụ thuộc và chấp nhận những khoản đầu tư o ép, những dự án nửa vời hàng ngàn tỷ như nhà máy thép Thái Nguyên, đường trên cao Cát Linh, đường ống nước Sông Đà…vv thì quả là một bước đi nguy hiểm và tàn khốc.

Vì vậy phụ thuộc vào Trung Quốc từ trước kia tới nay là điều không thể tránh khỏi và không thể làm gì hơn. Thế nhưng, từ giờ chở đi, chúng ta phải thay đổi và phát triển theo hướng độc lập và tách rời khỏi những phụ thuộc, phụ trội khác.

Đừng như một đứa trẻ chỉ hét một cái thôi là đã co cụm lại ngồi một góc và không dám đứng lên nữa rồi. Hack hệ thống sân bay cũng chỉ là hack một cái thôi, cứ coi nhẹ như vậy đi, trên thế giới hàng ngày có biết bao nhiêu vụ hack, đến google, facebook, Linkedin, Sony…vv còn đều bị hack nữa là cái hệ thống đã lâu đời của chúng ta.

Thế nên, chúng ta cần phải có những thay đổi nhất định, không thể cứ đứng tại chỗ mà nhìn ngó mà tự vấn bản thân được, làm như vậy chẳng thể tốt lên được đâu, mà chỉ làm cho nhau thêm bực tức và kém cỏi mà thôi.

David Nguyen