Thứ Ba

Bà ung thư phải nuôi cháu nhỏ và nỗi khổ bần hàn: Hãy cưu mang cháu tôi những năm tháng sau này!

Trong chuyến về quê lần này, tôi có nghe mẹ tôi kể về một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ngay trong làng mà lâu nay tôi không để ý tới.

Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Chinh và bà Nguyễn Thị Sửu, một gia đình lính chiến thời kháng chiến trống Mỹ cứu nước.
Ông Chinh tham gia chiến trường miền nam những năm bom đạn, và cũng là trường hợp duy nhất ở xã Yên Dưỡng, Cẩm Khê, Phú Thọ bị nhiễm chất độc màu da cam trong những năm chiến tranh gian khổ ấy.

Bà Sửu bên hai con và cháu Thắm
Không chỉ dừng lại ở đó, trong một cuộc tập kích ông bị bắt và đem đi đầy tại nhà tù Côn Đảo, trải qua những năm cùng cực của cuộc đời, với 8 năm ròng rã phải chịu cảnh tra tấn đánh đập đau khổ, ông vẫn một lòng hướng về tổ quốc, quê hương, mong ngày độc lập. Sau này khi đất nước thống nhất, ông được tại ngoại và trở về quê hương phát triển kinh tế, rồi kết hôn với bà Nguyễn thị Sửu người vợ của ông bây giờ.

Tưởng rằng những năm tháng cùng cực nhất của cuộc đời đã đi qua theo những năm tháng chiến tranh đau khổ ấy. Thế nhưng cuộc sống lại chớ trêu và rẽ sang một hướng mới, ông không biết rằng mình đã mang trong mình chất độc chết người, để rồi cứ thế những đưa con ra đời, người con cả của ông có lẽ là người may mắn nhất trong gia đình khi bị di chứng nhẹ nhất, vì còn biết chút nhận thức về cuộc sống.

Rồi người con thứ 2 thứ 3 thứ 4 cứ thế lần lượt được sinh ra, nhưng trong số đó người con thứ 2 của ông bà đã qua đời vì bị một căn bệnh lạ mà chính ông bà cũng không hay biết. Với mong muốn mình sẽ có một gia đình hạnh phúc, và những người con khôi ngô tuấn tú, ông bà quyết tâm sinh thêm một người con nữa, rồi lại sinh thêm một người con nữa.

Cuộc sống rẽ sang một hướng mới!
Khi những người con của ông bà đã lớn hơn, ông bà mới nhận ra một điều, hình như những đứa con của mình không được thông minh và nhanh nhẹn như những người bạn cùng trang lứa, chúng có lớn mà không có khôn, cái thân hình to mộc kia lại được điều khiển bởi một tâm hồn khờ khạo.
Phương tiện đi lại chỉ có một chiếc xe đạp cà tàng
Vậy là ông bà đã biết, những người con của mình đang mang một căn bệnh, mang tên di chứng chất độc màu da cam. Cuộc sống khó khăn, những đứa con lớn dần, gánh nặng gia đình tiền bạc cũng mang theo những tháng năm thống khổ ấy, cái thời mà quê tôi chỉ ăn cơm gới sắn với khoai trên rừng ấy đã nuôi chúng tôi và những người con của ông bà lớn lên cùng những bữa cơm chỉ ăn cho qua ngày.

Bà Sửu nói với tôi trong nước mắt: Cuộc sống thật cơ cực cháu ạ, nhìn những đứa con mình đẻ ra không được bằng bạn bằng bè, không biết suy nghĩ, không biết tự lo cho cuộc sống của mình mà tủi thân lắm chú ạ.
Lắm đêm vợ chồng ngồi nói chuyện với nhau mà nước mắt cứ ứa tràn trên má, nhìn bế ngoài thì chỉ là cái vỏ, chứ làm một người mẹ có 3 -4 người con bị di chứng chất độc màu ra cam như vậy thật đau sót biết bao. Sót cho mình vì đẻ ra chúng thì ít, nhưng sót cho số phận của chúng sau này thì nhiều chú ạ. Cứ nghĩ vậy thôi, người làm bố làm mẹ như tôi nào dám an lòng.

Khổ đau tưởng chứng chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, nó lại bắt đầu bằng những chuỗi những năm tháng cùng cực cuối đời. 

Người con thứ của ông bà cũng lớn, với mong muốn kiếm cho anh một cô vợ và một đưa con để sau này, khi ông bà qua đời, sẽ có người chăm sóc các con của mình. Ông bà học nhành nhận thức thấp đâu có hiểu, chỉ nghĩ rằng, hai đứa sau cũng như anh trai cả nó, chỉ bị di chứng chút ít thôi, đẻ ra các con chắc sẽ được bình thường. Ông bà cứ luôn cầu mong như vậy, nên đã cưới đại cho anh thứ 2 một cô gái người làng bên, nghe đâu cô ấy cũng bị mắc bệnh tâm thần do di chứng của một cuộc tình ngang trái nào đó để lại.

Thế rồi đám cưới cũng đến, cuộc sống hôn nhân biết mùi hạnh phúc được bao nhiêu? Đến con dâu mang bầu, bà mừng như mình được sống lại một lần nữa. Vậy mà, may mắn lại không mỉm cười nơi gia đình thống khổ này.

Đứa con của anh chị cũng được sinh ra, chỉ 8 tháng sau khi sinh, gia đình không ai nuôi nổi vì những khó khăn trong cuộc sống, tiền trợ cấp chất độc của anh được 790,000 VND không đủ để nuôi anh và con, làm sao có thể nuôi thêm được vợ anh nữa, trong khi đó, anh thì không có khả năng lao động, tất cả đều giựa vào tiền lương của anh và của bố anh.
Con của anh Tuyến và người vợ bị bệnh tâm thần nay đã bỏ nhà đi
Cuộc sống khó khăn vất vả như vậy còn chưa đủ, khi người lao động duy nhất trong gia đình lại mang căn bệnh ung thư, chẳng biết sống được tới bao giờ, trong khi hàng tháng bà phải đi xạ trị thường xuyên để kéo dài cuộc sống, sức của bà đã dần cạn kiệt khi cơ thể giờ chỉ còn da bọc xương.

Khó khăn cứ kéo theo những khó khăn quanh mình, ông Chinh giờ đã quá tuổi lao động, lương cũng chỉ đủ trang chải phần nào cuộc sống, bà Sửu thì không còn khả năng làm việc, chỉ ngồi một chỗ. Anh tuyến cũng không biết làm gì ngoài việc đi chăn giúp gia đình con trâu, hoặc cho lợn, gà ăn khi được mẹ sai bảo.
bà Sửu bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối nên phải thường xuyên trị xạ, cơ thể chỉ còn 38 kg, da và xương!
Giờ mẹ ốm, bố quá tuổi, mọi thứ không có gì trông cậy, gà lợn cũng không còn nuôi được nữa, ruộng vườn bỏ hoang, cuộc sống đang bước đến những ngày tháng bần cùng túng quẫn.

Thế rồi, người vợ của anh Tuyến cũng không còn chịu được nữa, khi thi thoảng lại lên cơn điên, nên đã bỏ lại đứa con của minh về bên nhà ngoại, giờ chị không còn nhận thức được nữa, mà con của anh chị mới chỉ có được 11 tháng. Nhìn đứa mà trong lòng tôi cứ thắt lại, phải chăng cuộc sống thời hiện đại này lại còn có những số phận bi đát đến vậy sao.

Đang ngồi nói chuyện với bà trong nhà thì tôi nghe tiếng cậu út quát, anh Tuyến đang phát mông đứa bé, rồi đòi quang đứa bé ra ngoài đường, vì quấy anh không dỗ nổi. Dìu bà Sửu ra, rồi tôi nịnh anh đưa tôi bế cháu cho anh đỡ mệt. Sang tay tôi chưa được một phút nói lại khóc quá nên bà Sửu lại phải bế chau, nhìn cái thân chỉ có da và xương thôi kia tôi thật không cầm được nước mắt. 
anh Tuyến bên người con giá của mình

Bà nói: Dạo này khó khăn quá cháu ạ, gần một năm nay tôi ốm, có làm lụng được gì đâu, nhà giờ khổ quá, lại còn phải nuôi đứa cháu còn đỏ hỏn này nữa, giờ tiền mua sữa cũng chẳng có, nên mỗi tháng tằn tiện, ăn mắm tôm, muối với chút lạc rang để đành tiền mua cho cháu chút sữa. Mà số tiền thì cũng gọi là có thôi, chứ nào được bao nhiêu cháu. Vì phần nhiều còn dành cho tôi đi chữa chạy nữa, mà ung thư chữa sao được, cố sống ngày nào hay ngày đó thôi. Lắm lúc tôi nghĩ, thà chết đi cho nhẹ nhàng, còn hơn chịu cảnh đau đớn, hành hạ của bệnh ung thư thế này.

Nhưng giờ tôi mà chết, ai nuôi đưa bé đây, trong khi nó cứ lúc khôn lúc dại, mẹ nó thì bỏ hẳn không về, vì cũng chẳng biết mình là ai về sao được. Có về thì lại dước thêm gánh nặng chứ có san sẻ được chút nào đâu cháu.

Giờ thức sự tôi cũng chẳng biết làm thế nào để nuôi cháu nó nữa, tôi chắc chỉ sống tính bằng tháng thôi, chứ nào mong được bằng năm. Bao năm ăn chay niệm phật mà cuộc sống của tôi sao chẳng được tốt lành thêm chút nào vậy? (Bà tự than thân mình).

Tôi thấy căn nhà bên mới xây, nên tôi hỏi thêm: Vậy căn nhà bên kia ông bà xây lâu chưa?

Bà nói: Căn nhà ấy vợ chồng tôi dành dụm tiền tiết kiệm cả đời để xây cho thằng Tuyến lấy vợ, giờ vẫn còn nợ ngân hàng 25 triệu nữa chẳng biết trả thế nào, lại còn lại nọ lãi kia nữa chứ. Giờ thân tôi chưa lo nổi, lại thân cháu, thân nào lo cho cái khoản nợ kia được hả cậu. Chỉ sợ sau này khi tôi mất đi, chúng không lo được tiền trả nợ ngân hàng lại siết nợ mất căn nhà thì tội chúng.
căn nhà dảnh cả đời để xây giờ vẫn nợ ngân hàng 25 triệu chẳng biết có thể trả nổi nợ không?
Tôi hỏi thêm: Vậy giờ ước muốn của bà là gì ạ?

Bà Nói: Cậu hỏi thì tôi cũng xin thưa, giờ tôi chẳng có ước muốn gì mà tôi chỉ thấy lo, thấy sợ, vì nhỡ tôi có qua đời sẽ không có ai chăm nom chúng nữa, đứa nhỏ không biết sẽ đi về đâu?
Và nếu có một phép mầu, tôi cầu mong mọi người dang tay cứu giúp cháu tôi khi tôi tạ trần về với tổ tiên. Còn căn nhà, với số nợ 25 triệu kia, thực sự tôi cũng không biết sẽ trả thế nào, đành phó mặc cho số phận thôi cậu ạ.

Số phận? tôi tự hỏi, số phận, liệu nó có là thật? và nếu số phận đã an bài, liệu chúng ta có thể thay đổi được phần nào số phận ấy không?

Tôi nghĩ là có, nếu như có sức mạnh của cộng đồng, có sự giúp sức của các bạn trẻ, những nhà hảo tâm giang tay giúp đỡ gia đình của bà, và giúp đỡ cháu nhỏ.
Thông tin ủng hộ gia đình xin gửi về theo địa chỉ:Bà: Nguyễn thị Sửu (70 tuổi), Ông Nguyễn Văn Chinh (80 tuổi, cựu lính thời kháng chiến chống Mỹ và lính tù Côn Đảo 8 năm)
Cháu: Nguyễn Thị Thắm (11 tháng tuổi)
Địa chỉ: Khu 4 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
SDT chủ tịch xã: 01634656565 (Nguyễn Xuân Tú) SDT người viết: 0916 905 886 (Mr Trường)
Hoặc đến tận nơi thăm hỏi gia đình.
 David Nguyễn