Thứ Ba

Nếu mỗi tháng ai cũng được cho không 10 triệu đồng, xã hội sẽ ra sao?

Nếu mỗi tháng, ai cũng được cho không 10 triệu, xã hội sẽ ra sao? Bạn có còn bỏ ngay công việc ngu xuẩn bạn đang làm, trở thành một nhà hoạt động xã hội vĩ đại. Hay bạn sẽ thành một thứ ăn bám xã hội, chây lười ngồi nhà cả ngày và cày game?

Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Đức đang thử nó để trả lời câu hỏi trên. Và đáp án có vẻ như tích cực khi ở Hà Lan đang phải đóng cửa bớt nhà tù.

Nếu mỗi tháng ai cũng được cho không 10 triệu đồng, xã hội sẽ ra sao?
Nhìn rộng ra, đây không phải là ý thức hệ giữa cánh tả và cánh hữu, giữa chủ nghĩa thị trường tự do và nhà nước. Nó là ý tưởng nhân văn, rằng là một con người, dù bố mẹ giàu hay nghèo, chúng ta cần có những nhu cầu tối thiểu được đáp ứng, để chúng ta không bị chính hoàn cảnh bóc lột sự tư do lựa chọn của mình.

Thí nghiệm với 39 người ở Đức, mỗi tháng được cho 25 triệu. Nhiều người đã bỏ việc hiện tại, đi tìm công việc lương thấp, nhưng ý nghĩa hơn, các bệnh trầm cảm tự nhiên khỏi, có vẻ vì bớt phải lo nghĩ và stress, ngủ tốt hơn, ăn tốt hơn, tập trung vào gia đình hơn.

Mời bạn đọc bài viết dưới đây của tác giả Laurie Penny, Columnist, nhà viết sách và một người hoạt động nữ quyền. Cô tốt nghiệp đại học Oxford, và thường đóng góp bài báo cho các tờ như The Guardian và New Statesman.

Bạn sẽ làm gì nếu ai đó cho bạn vài triệu mỗi tháng để bạn muốn tiêu gì cũng được? Liệu bạn có bỏ công việc bạn đang làm? Đi học lại và tìm kiếm một công việc ý nghĩa hơn? Dành nhiều thời gian với con bạn hơn? Sửa chữa những chỗ cần thiết trong nhà ban? Chọn đồ ăn sạch và tốt hơn?

Tôi đang không trêu bạn đâu. Hỏi bất kì ai đang mưu sinh ngoài kia thử tưởng tượng một xã hội mà họ có những lựa chọn kinh tế theo ý mình sẽ giống như việc yêu cầu một người bạn miêu tả món tráng miệng yêu thích khi họ đang phải ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng đây lại là câu hỏi đang được cất lên bởi ngày càng đông các nhà tư tưởng và những người vận động, từ nhưng doanh nhân ở thung lũng Silicon tới những triết gia bảo thủ, những người tin rằng giải pháp cho những vấn đề kinh tế rối như tơ vò – ví dụ như bất bình đẳng tiền lương; cho tới sự nổi lên của tự động hóa và sự chênh lệch lương giữa nam và nữ - đó là thiếp lập một "mức thu nhập cơ bản vô điều kiện".

Mức thu nhập cơ bản - đề xuất cung cấp một khoản tiền trực tiếp, không điều khoản tới mọi công dân - là một ý tưởng đã có từ lâu. Nó đã tồn tại khoảng vài thập kỉ, và trong thời gian đó những người ủng hộ phần lớn bị coi là những kẻ viễn tưởng hoặc điên rồ, hoặc cả hai. Tuy nhiên, năm nay, sự điên rồ đó đang ngày càng trở thành một hiện thực chính trị. Phần Lan đang xem xét cho các công dân nước mình một khoản phụ cấp vô điều kiện trị giá khoảng 20 triệu 1 tháng (€800) và thành phố Utrecht của Hà Lan đang thực hiện một thí nghiệm tương tự. Thụy Sỹ sẽ tổ chức một trưng cầu dân ý vào tháng 6 này về mức thu nhập cơ bản.

Những chiến dịch để biến ý tưởng này trở nên khả thi đang mọc lên như nấm khắp thế giới. Ở Mỹ, Y Combinator, một công ty ươm mầm các startup công nghệ nổi tiếng, đang dành riêng tiền để kiểm định lý thuyết này. Ở Đức, một sáng kiến gây quỹ cộng đồng được gọi là Mein Grundeinkommen ("mức thu nhập cơ bản của tôi") sinh ra nhằm mang lại một mức lương cơ bản cho nhiều người nhất có thể, đã thu hút hơn một phần tư triệu người quyên góp.

Michael Bohmeyer, một cựu doanh nhân từng điều hành sáng kiến này, nói với tôi: "Thu nhập cơ bản có nghĩa là để quyền lực ra đi. Nó là chuyện tin vào con người. Điều này sẽ cho con người tự do để nói không và đặt câu hỏi: Tôi thực sự muốn sống như nào?Thu nhập cơ bản không phải là ý tưởng của cánh tả hay hữu. Nó là một ý tưởng nhân văn.Nó gia tăng sức mạnh cho con người chống lại hệ thống và cho họ sự tự do để suy nghĩ lại về hệ thống."

Đây chính là kiểu tự do mà nghe có vẻ rất báng bổ tới những nhà kinh tế học truyền thống theo "thị trường tự do" (liberal). Trong kiến thức kinh tế học ngày này, các cá nhân có tự do để chọn cách họ bị bóc lột như nào - nhưng họ không thể chọn thoát khỏi sự bóc lột đó, trừ khi họ sinh ra đã giàu. Thu nhập cơ bản tạo ra nhằm thay đổi điều đó, không chi bởi vì nó là việc đúng nên làm mà còn vì cuộc khủng hoảng lao động sắp tới có thể làm các chính phủ trên thế giới, bất chấp tín điều của họ là gì, không còn một lựa chọn nào khác.

"Nếu chúng ta không cắt bỏ liên kết giữa công việc và thu nhập, con người sẽ ngày càng phải cạnh tranh với máy tính nhiều hơn," Bohmeyerr giải thích. "Đây là một cuộc cạnh tranh mà ta sẽ sớm thua cuộc hơn mình tưởng. Kết quả sẽ là thấp nghiệp ở quy mô lớn," ông nói, "và không còn tiền dành cho việc mua sắm"

Với ý tưởng đó, Bohmeyer bắt đầu một cuộc thí nghiệm chống lại-chủ nghĩa tư bản, mà đã chứng tỏ sự thành công ngoài sức tưởng tượng của ông. Tới lúc này, 39 người, lựa chọn ngẫu nhiên từ các ứng viên, đã nhận khoảng 25 triệu 1 tháng(€1,000) qua một bản kế hoạch - và hầu như không ai đã dành cả năm để ăn không ngồi rồi. Một người đã bỏ việc ở một trung tâm liên lạc, học lại để trở thành một giáo viên mầm non; một người khác thấy việc thoát khỏi những lo lắng hàng ngày về công việc và tiền bạc đã làm ông thoát khỏi căn bệnh trầm cảm của mình. Những người khác đã tìm được các công việc ý nghĩa hơn mà mình đã bỏ qua nhiều năm trước, và hầu như tất cả đều ngủ tốt hơn, lo lắng ít hơn và tập trung nhiều hơn vào cuộc sống gia đình. Xã hội sẽ ra sao nếu kiểu tự do này được phân phát cho mọi người: sẽ ra sao nếu những tiến bộ trong công nghệ và năng suất có thể làm lợi không chỉ cho những người siêu giàu, mà còn cho tất cả chúng ta?

Thu nhập cơ bản là một ý tưởng vừa đơn giản, vừa thực tế, vừa hoang dại, và vừa cấp tiến tới mức không thể tưởng nổi. Nó đơn giản bởi gì nó là giải pháp cụ thể duy nhất, thậm khí còn khá khả thi, từ trước đến giờ để giải quyết sự bất bình đẳng gia tăng, vấn đề già hóa dân số toàn cầu, sự kết thúc đang tới gần của chuyện lao động ăn lương như chúng ta biết (Do tự động hóa, robot, trí thông minh nhân tạo thay thế lao động thủ công của con người).

Nó thực tế bởi thu nhập cơ bản là một thành công mới nổi về mặt xã hội-kinh tế; hiếm có một giải pháp nào đã được đưa tin khá tích cực từ hầu hết mọi người, từ những Columnist trên từ Financial Times tới những nhà vận động nữ quyền, từ những triệu phú công nghệ theo chủ nghĩa tự do tới những lãnh đạo trẻ cánh tả. Và nó cấp tiến bởi vì, trong phiên bản đơn giản và thực dụng nhất của nó, một mức thu nhập cơ bản vô điều kiện là một đề xuất đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại khuôn khổ kinh tế và đạo đức của chủ nghĩa tư bản tân tự do đã điều khiển cuộc sống của chúng ta rất nhiều thế hệ qua. Tất cả những gì cần là chúng ta phải tin lẫn nhau.

Nguyên lý điều hành của nền kinh tế hiện đại là nếu không có sự đe dọa của cái đói, không nhà cửa và nghèo đói, mọi người sẽ không có động lực để làm việc.
Không có thứ gọi là sự lanh lợi của cá nhân hay tinh thần cộng đồng tồn tại: con người, nếu để một mình, chắc chắc sẽ ngồi ghế bành và ăn khoai tây chiên giòn cho đến khi họ sụp đổ vào vũng lầy của sự hỗn loạn và các series phim dài tập. Vì vậy, nỗi sợ là một điều thiết yếu.

Khái niệm về một nền kinh tế dựa trên niềm tin và tương trợ lẫn nhau, hơn là dựa trên sự sự hãi, xấu hổ và đau khổ vẫn nghe như một câu truyện cổ tích. Nhưng khi công việc ngày càng được tự động hóa, khi lao động tiền lương như một phương pháp quản lý xã hội bấy lâu nay bị sụp đổ, thậm chí các chính phủ bảo thủ nhất cũng sẽ thấy mình không còn lựa chọn nào khác (Chính quyền bảo thủ: tin vào trách nhiệm cá nhân, chính phủ giới hạn, thị trường tự do, tự do cá nhân... những chính phủ kiểu này sẽ chống lại giải pháp trên).

Chúng ta có một lựa chọn, không chỉ là với tư cách một xã hội đơn lẻ, mà với tư cách loài người. Chúng ta có thể chọn để sự sợ hãi và nghi ngờ điều khiển cuộc sống của mình khi chúng ta phải vất vả hơn mỗi năm để sống sót trên một hệ thống kinh tế đang sụp đổ trong một hành tinh đang hấp hối. Hoặc chúng ta có thể lựa chọn tin nhau đủ để mọi người có thể cùng chia sẻ những lợi ích từ công nghệ. Đúng là suy nghĩ này khá báng bổ và viển vông - nhưng nó có thể là lựa chọn duy nhất mà chúng ta có.

Theo READSTATION.VN